Tin tức

  • 14/09/2021

Kỳ tích bác sĩ sống sót sau 5 năm bị ung thư phổi di căn

Không có biểu hiện đau đớn gì ngoài ho kéo dài, chụp phim phổi bác sĩ Đỗ Quốc Hùng ở Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội) phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn muộn.

Phó giáo sư Đỗ Quốc Hùng, nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội). Câu chuyện về cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư phổi của phó giáo sư Hùng được giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ như một kỳ tích, một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
 
Phó giáo sư Hùng phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn muộn cách đây hơn 5 năm. Khi ấy ho kéo dài 3-4 tuần, uống thuốc mãi không khỏi, bác sĩ Hùng đi chụp chiếu thì phát hiện khối u ở phổi. Kết quả này khiến bản thân bác sĩ Hùng và nhiều đồng nghiệp rất ngạc nhiên vì trước đó ông vẫn khỏe mạnh, không đau đớn gì ngoài việc ho kéo dài. Đến khi phát hiện thì căn bệnh ung thư đã di căn tràn lan đến cột sống, tủy xương... Một thời gian sau, khối u di căn lên não.
Giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về căn bệnh của người đồng nghiệp Đỗ Quốc Hùng.
Giáo sư Khoa cho biết, tình trạng bệnh bác sĩ Hùng khi đó đã muộn, khối u trên não không thể mổ được, nếu mổ chắc chắn tử vong. Trên lý thuyết, những trường hợp này chỉ có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, với nghị lực, tuân thủ phác đồ điều trị tuyệt đối cộng với áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất như chụp PET/CT, xạ phẫu bằng dao gamma quay..., bác sĩ Hùng đã chiến thắng được căn bệnh, toàn bộ khối u không còn.
 
Các bác sĩ đã áp dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau cho người đồng nghiệp, cả điều trị hóa chất, thuốc trúng đích… để xử lý khối u ở nhiều vị trí khác nhau. Với ung thư, bệnh nhân sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh đã được coi là khỏi bệnh. "Trường hợp bác sĩ Hùng điều trị khỏi bệnh khi đã ở giai đoạn cuối thực sự là một kỳ tích với ngành y Việt Nam và cả bản thân bệnh nhân", giáo sư Khoa nhận xét.
Theo giáo sư Khoa, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện tại chỉ phát hiện được tổn thương khi khối u đã hình thành và có kích thước đủ lớn. Kỹ thuật chụp PET/CT- chụp cắt lớp phát bức xạ positron giúp phát hiện u khi các công cụ khác không phát hiện được. Nó giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, khối u đã di căn như thế nào.
 
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sử dụng hình ảnh PET/CT để mô phỏng kế hoạch xạ trị. Vị trí khối u được xác định rõ nên kỹ thuật viên hướng chùm tia xạ sát vào khối u, che các vùng tổn thương lành xung quanh. Nhờ đó hiệu quả điều trị cao hơn, không bỏ sót tổn thương.
 
Với khối u ở não như trường hợp phó giáo sư Hùng, ca mổ là điều hầu như không thể thực hiện. Thay vào đó, bệnh nhân được xạ phẫu bằng dao gamma quay. Các chùm tia mạnh hội tụ vào một điểm khối u, bảo vệ các tổ chức lành. Kỹ thuật này được áp dụng điều trị cho những u ở vị trí không thể mổ được, đã mổ nhưng tái phát, tổn thương nhỏ ở sâu bên trong… 
 
Theo suckhoedoisong.vn


  • Chia sẻ:

Tin liên quan

10 năm chống chọi với ung thư máu của cô gái trẻ

Hoàng Thị Diệu Thuần phát hiện bị ung thư máu khi mới ngoài 20 tuổi, 10 năm qua kiên cường chiến đấu và chiến thắng căn bệnh.

Chi tiết

Phát hiện chất gây ung thư trong thức ăn gia cầm

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 6-10, khẳng định đã phát hiện một hóa chất mới có trong thức ăn gia cầm có tên gọi là "vàng ô" ả...

Chi tiết

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Y tế lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015- 2020

Hòa trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8,Quốc khánh 2-9 và hướng tới Đại hội Thi đua...

Chi tiết

GS.TS NGUYỄN BÁ ĐỨC – NGƯỜI CÓ “TRÁI TIM TUYỆT VỜI” [Tập san Quỹ NMTS số 02...

“Thuý ơi, yêu thương em đến thế Em còn có bên mình nhiều lắm những người thân Cùng chung tay xua lưỡi hái tử thần Cùng giúp em trong cơn hoạn nạn...

Chi tiết

Thông cáo báo chí - LỄ RA MẮT DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ VÚ

Ước tính cứ 10 phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú Trong tổng số ca ung thư vú, có 25% số ca được chẩn đoán là HER2 dương tính. Ung t...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết