Tin tức

  • 13/09/2021

UNG THƯ VÌ SỐNG DƯỚI MÁI NHÀ LỢP BẰNG AMIĂNG

Hiện nay xấp xỉ 50% số mái nhà Việt Nam lớp bằng tấm lợp Amiăng. Tuy nhiên, có rất ít người biết được amiăng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Chung tay xây dựng lộ trình cấm sử dụng Amiăng trắng tại Việt Nam” ngày 27/11 tại Hà Nội. Hội thảo do Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ (NGO-IC) với sự hỗ trợ của Nhóm Hợp tác Thúc đẩy và Phát triển Chính sách Y tế dựa vào Bằng chứng Khoa học (EBHPD).
 Theo ông Phillip Haelton, Cố vấn trưởng Dự án Quan hệ lao động tại Việt Nam, tổ chức Lao động thế giới: “Hiện nay trên thế giới, hơn 40 quốc gia đã cấm sử dụng các sản phẩm có chứa Amiăng, trong khi đó Việt Nam vẫn sử dụng các sản phẩm Amiăng và mức độ tiêu thụ ngày càng tăng hàng năm.”
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đứng trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về tiêu thụ Amiăng (trung bình 60.000 tấn/năm, trong đó năm 2012 là 78.000 tấn), đứng thứ 7 thế giới tính theo bình quân tiêu thụ đầu người (0,9kg/người/năm), và là 1 trong 7 nước phản đối đưa  Amiăng trắng vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam (6 nước còn lại đều là nước xuất khẩu Amiăng, liên quan lợi ích kinh tế) trên tổng số 154 nước tham gia Hội nghị Công ước tại Geneva, Thụy Sĩ, tháng 5/2013.
 
Hiện nay xấp xỉ 50% số mái Việt Nam lợp bằng tấm lợp Amiang - một vật liệu cực độc cho sức khoẻ
Mặc dù có sự trợ giúp của WHO, Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ trong 5 năm qua nhằm hỗ trợ Việt Nam xóa bỏ sử dụngAmiăng, Dự án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Xây dựng trình Chính phủ tháng 1/2014 vẫn đề nghị tiếp tục sử dụng Amiăng trắng lâu dài.
Trước tình hình đó, Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ và Nhóm Hợp tác Thúc đẩy và Phát triển Chính sách Y tế dựa vào Bằng chứng Khoa học nhận thấy tầm quan trọng phải có một mạng lưới, một liên minh các cơ quan tổ chức các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vận động chính sách về Cấm sử dụng Amiăng tại Việt Nam (Vn-BAN). Mạng lưới này sẽ đóng vai trò giám sát, đánh giá độc lập cung cấp bằng chứng khoa học giúp Quốc hội, Chính phủ ra được chính sách phù hợp thực hiện đúng lộ trình cấm sử dụng Amiăng ở Việt Nam vào năm 2020, và giải quyết hậu quả để lại của Amiăng với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
Thông qua khảo sát các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng, đoàn khảo sát đã ghi nhận thực tế các doanh nghiệp đều biết Amiăng trắng gây độc hại cho sức khỏe con người và các công ty đều có chiến lược hoặc đã chuyển đổi sang sản xuất tấm lợp không Amiăng hay đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, chuyến khảo sát ghi nhận môi trường lao động ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người công nhân do dây chuyền sản xuất thủ công chưa được tự động hóa. Tấm lợp Amiăngđược sản xuất và cung cấp chủ yếu cho người dân miền núi, dân nghèo và chương trình 135 để phát cho hộ nghèo mấy năm trước. Trong vòng 4-6 tháng gần đây, sức tiêu tụ tấm lợp có Amiăng đều sụt giảm.

Nghiên cứu cũng cho thấy tấm lợp Amiăng hiện rất phổ biến tại cộng đồng với hơn 85% sử dụng tấm lợp Amiăng, trong đó xấp xỉ 50% số có mái nhà lợp bằng tấm lợp Amiăng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/3 người dân có nghe thông tin về Amiăng, nhưng chưa đến ¼ người dân nghe nói đến Amiăng có trong tấm lợp và chỉ 5% người dân biết tác hại của Amiăng với sức khỏe và môi trường. Sau khi, tiếp cận thông tin tác hại của Amiăng, 2/3 hộ gia đình đang sử dụng tấm lợp Amiăng cho biết sẽ thay bằng vật liệu an toàn khác và khoảng 75% hộ gia đình chấp nhận vay vốn để chuyển đổi. 

Theo Tập san Ngày mai tươi sáng số 2 năm 2015

  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

Các nhà nghiên cứu California đã tìm ra mối liên hệ giữa việc cho con bú và khả năng mắc bệnh ung thư vú đối với phụ nữ.

Chi tiết

Đi cầu ra máu coi chừng ung thư đại tràng

Gần đây anh Thim thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu thường xuyên. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị u trực tràng và polyp đại tràng góc...

Chi tiết

Thông báo : Tuyển Tình Nguyện Viên

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14.1 triệu người mới mắc và 8.2 triệu người tử vong do ung thư (UT). WHO dự báo thế k...

Chi tiết

PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH THĂM VÀ TẶNG QUÀ TẾT BỆNH NHÂN UNG TH...

Sáng ngày 20/01/2021, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng 100 suất quà Tết cho các bệnh nhân ung thư nghèo đang điều trị tại bệnh viện Bạc...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết