Tin tức

  • 13/09/2021

Những hiểu sai về ung thư cổ tử cung

"Đã tiêm ngừa HPV thì chắc chắn không bị ung thư cổ tử cung", "sau khi chích ngừa HPV không cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nữa"... là những cách hiểu không chính xác.

Ảnh minh họa: Health.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất phổ biến, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Đến nay nhiều phụ nữ bắt đầu nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách tiêm văcxin chủng ngừa, tuy nhiên trên thực tế kiến thức của chị em về căn bệnh này và việc chủng ngừa còn nhiều hạn chế.
Một khảo sát thực hiện trên 200 phụ nữ tại TP HCM ghi nhận có tới 17,96 % người nghĩ rằng "Đã chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100% không bị ung thư cổ tử cung". 19,90% người nghĩ sau khi chủng ngừa HPV không cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) định kỳ. Hầu hết đều nói rằng nữ giới chưa quan hệ tình dục mới nên chích ngừa ung thư cổ tử cung.
Khảo sát cũng cho thấy đa số phụ nữ tìm hiểu về căn bệnh ung thư cổ tử cung và thuốc chủng ngừa HPV qua các nguồn không chính thức, phần lớn từ bạn bè (chiếm 50,5%). Chỉ 2,9% tìm hiểu qua nhân viên y tế. Đây có thể là nguyên nhân khiến sự hiểu biết của chị em về bệnh ung thư cổ tử cung cũng như văcxin phòng ngừa chưa đầy đủ và chính xác.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Đăng Hùng, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn nêu và giải thích rõ một số quan niệm sai lầm phổ biến về văcxin ung thư cổ tử cung như sau:
1. Chích ngừa văcxin thì chắc chắn 100% không bị ung thư cổ tử cung
Thực tế, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV. Có hàng trăm chủng HPV nhưng chỉ một số gây ung thư. Các nghiên cứu ghi nhận chủng HPV 16, 18, 45, 31, 33 là "thủ phạm" gây ra khoảng 83% các trường ung thư cổ tử cung.
Hiện tại ở nước ta cũng như trên thế giới chỉ có văcxin ngừa HPV 16 và 18. Hai chủng này chiếm tỷ lệ cao nhất, gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung. Điều đó có nghĩa là trong 100 người tiêm ngừa, chỉ có 70 trường hợp được bảo vệ, 30 người còn lại vẫn có thể bị ung thư như bình thường.
2. Tất cả phụ nữ cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Thật ra không phải tất cả phụ nữ đều phải tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo, các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9, 10 đến 25, 26, có hoặc chưa quan hệ tình dục nên tiêm văcxin này.
3. Tiêm văcxin thì không được quan hệ tình dục. Nếu quan hệ, dùng bao cao su được không?
Sự thật: Tiêm văcxin và quan hệ tình dục không có liên quan gì với nhau. Bao cao su chỉ là biện pháp tránh thai và hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà thôi.
5. Khi lỡ lịch tiêm văcxin các mũi tiếp theo thì cần phải tiêm lại từ đầu
Sự thật: Trên nguyên tắc tiêm văcxin phải đủ và đúng lịch. Tuy nhiên trong tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung, nếu "lỡ" trễ thì nên tiêm mũi tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
Theo báo Vnexpress



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

Các nhà nghiên cứu California đã tìm ra mối liên hệ giữa việc cho con bú và khả năng mắc bệnh ung thư vú đối với phụ nữ.

Chi tiết

Đi cầu ra máu coi chừng ung thư đại tràng

Gần đây anh Thim thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu thường xuyên. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị u trực tràng và polyp đại tràng góc...

Chi tiết

Thông báo : Tuyển Tình Nguyện Viên

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14.1 triệu người mới mắc và 8.2 triệu người tử vong do ung thư (UT). WHO dự báo thế k...

Chi tiết

PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH THĂM VÀ TẶNG QUÀ TẾT BỆNH NHÂN UNG TH...

Sáng ngày 20/01/2021, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng 100 suất quà Tết cho các bệnh nhân ung thư nghèo đang điều trị tại bệnh viện Bạc...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết