Tin tức

  • 13/09/2021

Dịch sốt xuất huyết bùng phát cả nước

Dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở hầu hết tỉnh thành với 25.000 ca, 16 người tử vong, tăng tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Hà Nội…

Sốt xuất huyết phát triển theo chu kỳ năm một, mỗi năm có một đỉnh dịch. Đỉnh thường rơi vào mùa mưa là các tháng 8, 9 hoặc 10; và thấp điểm vào tháng cuối năm. Hai năm gần đây đỉnh dịch xuất hiện muộn, như năm 2014 dịch lên cao vào tháng 11 kéo dài đến tận tháng 12. Các chuyên gia dự báo dịch năm nay diễn biến phức tạp, bắt đầu vào mùa và sẽ tiếp tục tăng cao vào cuối năm do vào chu kỳ dịch bệnh. 
Hơn 1.500 ca sốt xuất huyết tại Hà Nội được ghi nhận từ đầu năm đến nay, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội đang đứng thứ 6 cả nước về số ca sốt xuất huyết. Bệnh nhân liên tục gia tăng trong tháng 7 và tháng 8, từ 359 ca tăng lên 633 và đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Hiện số bệnh nhân ghi nhận cao tại một số quận huyện trọng điểm như Thanh Trì, Hoàng Mai, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoài Đức. 
Dịch sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng vào 4 tháng cuối năm.
Thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nóng bức mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Hoạt động chính của công tác phòng bệnh là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diện rộng hiệu quả còn chưa cao. Nhiều hộ gia đình từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế (18%), số hộ gia đình vắng mặt nhiều (18%)…
Theo ngành y tế Hà Nội, chỉ 64% hộ gia đình hợp tác với cán bộ y tế phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh. Đây là khó khăn lớn cản trở công tác phòng chống dịch bệnh này. Trong cùng một khu vực nếu còn một số hộ không phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh lây truyền bệnh. Muỗi sốt xuất huyết sống từ tầng trệt đến tầng thượng, chung cư cao đến 12 tầng vẫn có, vì thế phun hóa chất cho hộ gia đình thì việc phun tất cả các tầng rất quan trọng.
Để phòng bệnh Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 

Theo vnexpress.vn



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Ngày hội hoa hướng dương: Chung tay vì bệnh nhi ung thư 2015

Sáng 22.11, Ngày Hội hoa hướng dương "Vì bệnh nhi ung thư" 2015 - một trong những hoạt động của chương trình “Ước mơ của Thúy” đã diễn ra tại Công viê...

Chi tiết

Cảnh giác những dấu hiệu ung thư gan

Giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da.....

Chi tiết

10 năm bền bỉ chiến đấu với ung thư

Cầm kết quả chẩn đoán ung thư đại tràng, chị Bạch Thị Dung (Hà Nội) suy sụp. Trải qua 6 đợt vào hóa chất với bao đau đớn, người phụ nữ quyết định khôn...

Chi tiết

Trao quà Trung thu cho bệnh nhi ung thư tại Khoa Nhi - Bệnh viện K và Bệnh...

Vietnamnet.vn– Ngày 4/9, rất nhiều bệnh nhi đang điều trị ung thư tại BV Nhi TƯ, BV K và Viện Huyết học Truyền máu TƯ đã nhận được những phần quà từ Q...

Chi tiết

Vấn đề rụng tóc khi điều tri ung thư

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người...

Chi tiết

Tin khác

Mẹ bị u não, con gái bị ung thư hạch khiến gia đình kiệt quệ

Em Phan Thị Mỹ Uyên, sinh năm 2005 tại Phú Hòa, Tây Sơn, Bình Định bị U Lympho Hodgkin cần sự chung tay của cộng đồng để chi trả tiền viện phí cho bản...

Chi tiết

Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 1

Ngày 29/03/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp với Bệnh viện K với sự đồng hành của công ty TNHH Gen Solution Lab đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệ...

Chi tiết

Dự án phòng chống ung thư vú tại Điện Biên được UICC đánh giá là một trong...

Vào năm 2022, 15 tổ chức đã được nhận tài trợ từ chương trình Ung thư vú của UICC. Đến nay, các dự án này đã kết thúc và đã đạt được những thành kết q...

Chi tiết

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solution Lab

Quỹ Ngày mai tươi sáng ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solutions Lab nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người bệnh và phòng, chống...

Chi tiết

‘Ngày làm đẹp’ của nữ bệnh nhân viện K

Hội thảo ‘Tô hồng đôi má' thiết kế đặc biệt dành riêng cho nữ bệnh nhân ung thư với các hoạt động hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm và chụp ảnh chuyên...

Chi tiết