Tin tức

  • 13/09/2021

Tháng ngày tìm lại diện mạo của cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70

Gương mặt trơn láng không còn sần sùi mẩn ngứa, "cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70" Thạch Thị Tha Ri đang dần trở về với diện mạo ban đầu.

Câu chuyện ngỡ như ác mộng được chị Tha Ri (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ tại hội thảo “Corticoid và những tác hại đối với sức khỏe, sắc đẹp phụ nữ” diễn ra ở TP HCM hôm 14/9. Đầu năm 2015, khi mang thai đứa con thứ hai, người phụ nữ sinh năm 1986 bỗng nhiên bị dị ứng, sưng nóng, nổi mẩn ngứa và mụn đỏ khắp mặt. Chị ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về bôi mụn. Ban đầu hết ngứa, da hồi phục nhanh nên chị tiếp tục mua về sử dụng liên tục 3 tháng. Tuy nhiên khuôn mặt ngày càng biến dạng, da nhăn nheo khiến chị già nua trông như một bà lão 70 tuổi.
"Khi ấy tôi nhốt mình trong nhà không dám ra ngoài vì ai trông thấy cũng sợ. Chính chồng cũng hoảng và thốt lên trông tôi ghê quá. Mang thai đáng lẽ lên cân mà tôi lại sụt đến 8 kg", người phụ nữ cho biết.
Tha Ri trước và sau khi bị hóa thành "bà lão".
Sinh con vào tháng 6/2015, bác sĩ sản khoa phát hiện sự bất thường trên gương mặt Tha Ri nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ da liễu. Tha Ri được bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Anh, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP HCM nhận điều trị.
Lặn lội đường xa về tận nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang ở cữ sau sinh để thăm khám, bác sĩ Cẩm Anh cho biết kết quả soi da và kiểm tra cho thấy Tha Ri bị chứng lão hóa do hậu quả của việc lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid. Đây là một trong rất nhiều ca bệnh mà bác sĩ Cẩm Anh đã can thiệp điều trị có liên quan đến việc lạm dụng corticoid. Sau 3 tháng điều trị, gương mặt của Tha Ri đang dần trở lại hình dạng ban đầu. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và lời dặn bác sĩ, kết quả hồi phục có thể là 90% hay thậm chí 100%.
Hiện nay rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc điều trị khi bị dị ứng, chàm. Các loại mỹ phẩm làm trắng, đẹp nhanh, hay các loại kem tự chế để trị nám, trị mụn nhanh cũng được nhiều người chọn dùng. Các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa da liễu đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng nề do tự ý dùng thuốc, hầu hết các loại thuốc, mỹ phẩm được dùng đều có chứa corticoid ở nhiều mức độ khác nhau.
"Cô gái 29 hóa bà lão 70" đang dần tìm lại diện mạo ban đầu.
Theo bác sĩ Cẩm Anh, corticoid là một chất chống viêm mạnh, có tác dụng chống dị ứng, chữa viêm các loại được dùng dạng uống, tiêm mạch, tiêm bắp và chích tại chỗ hay bôi da tại chỗ. Corticoid dùng lâu dài thường gây nhiều biến chứng như giảm khả năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ thể hay từng vùng nều bôi da, rối loạn hoạt động nội tiết và các biến chứng như tiểu đường, hội chứng cushing, tăng huyết áp, đặc biệt hội chứng nghiện corticoid.
"Corticoid bôi da có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rất mạnh, tác dụng trị ngọn không trị gốc. Ngoài ra còn làm da mọng và trắng do tác dụng giữ nước. Những tác dụng trên làm cho người dùng làm đẹp rất thích và nhầm tưởng là sản phẩm tốt, nhưng khi dừng thuốc thì da trở lại còn nặng hơn trước", bác sĩ Cẩm Anh cho biết.
Ngoài ra, corticoid còn làm yếu hệ thống bảo vệ của da nên dễ bị nhiễm trùng da lan rộng, làm giảm đến mất khả năng sinh sản của tế bào da, gây tình trạng teo, da rất mỏng, chảy nhão. Làn da mỏng đã bị tổn thương dễ bị tàn phá bởi yếu tố có hại từ bên ngoài môi trường như nắng, gió, bụi, ô nhiễm và các chất độc hiện diện trong đời sống hằng ngày. Corticoid còn gây hiệu ứng phản hồi khi ngưng thuốc, mụn nổi lên kịch phát, viêm da kích ứng, da tiết nhờn rất nhiều hơn trước, nám da lan rộng, giãn mạch máu sâu trong da làm da hay bị đỏ và nóng rát, hoặc già cỗi sần sùi đen sạm da khi ngừng bôi.
Corticoid là chất độc bảng B theo phân loại của Bộ Y tế. Việc sử dụng corticoid cần phải có sự chỉ định của bác sĩ thông qua toa thuốc. Người bệnh không được tự ý mua thuốc dùng, càng không được lạm dụng. Nếu đã bị biến chứng do corticoid thì hậu quả rất nặng nề. Điều trị thường kéo dài 1-3 tháng, nhiều trường hợp kéo dài 6 tháng đến một năm để "cai nghiện corticoid", đòi hỏi người bệnh phải hợp tác chặt chẽ với người điều trị, hiểu rõ tính chất của bệnh để kiên trì. Bác sĩ điều trị cần theo dõi kỹ lưỡng và sát sao với người bệnh để luôn hỗ trợ và khích lệ tinh thần cho người bệnh.

Bên cạnh việc dùng thành phần hoạt tính làm dịu viêm, làm lành da không phải là corticoid, quá trình điều trị "cai nghiện corticoid" hay "trị liệu viêm da do nghiện corticoid" giúp hồi phục sức sống và chức năng sống của da, bệnh nhân còn được tăng cường làm ẩm da da chính là hàng rào tự vệ tự nhiên của da, làm giảm nguy cơ bị kích thích da và tăng khả năng lành da. Bên cạnh đó, bệnh nhân được tăng cường các biện pháp vật lý kỹ thuật cao để rút ngắn thời gian điều trị, tăng mạnh khả năng lành da nhờ kích thích tế bào tái sinh và kích thích các chức năng của tế bào dần hồi phục.  

Theo vnexpress.vn





  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Khai mạc Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ III

Chiều 6/1, tại Hà Nội, Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ III nhiệm kỳ 2015- 2020 đã diễn ra Lễ Khai mạc với khẩu hiệu hành động “Thầy thuốc...

Chi tiết

Khối gan tim từ người chết não ở TP HCM ghép cho bệnh nhân Hà Nội

Ngày 5/9, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thực hiện thành công ca ghép gan và tim cho hai bệnh nhân với nguồn tạng từ người cho chết não tại TP HCM.

Chi tiết

5 khủng hoảng tâm lý của người bị ung thư

Bệnh nhân ung thư thường trải qua 5 giai đoạn: Phủ nhận, phẫn nộ, thương lượng, trầm cảm, chấp nhận. Nhiều người lẩn tránh việc điều trị vì lo lắng.

Chi tiết

Thách thức lớn để 75% dân số mua bảo hiểm y tế

5 tháng đầu năm 2015, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số. Để đạt được mục tiêu 75% vào cuối năm là thách thức cực kỳ lớn.

Chi tiết

Lễ phát động Chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày Mai tươi sáng , Bộ Y tế phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) tổ c...

Chi tiết

Tin khác

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư vú của ESMO

Hướng dẫn ESMO dành cho bệnh nhân vú được thiết kế để hỗ trợ bệnh nhân, người thân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư vú và đánh gi...

Chi tiết