Tin tức

  • 13/09/2021

Cảnh giác những dấu hiệu ung thư gan

Giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da... là những triệu chứng thường gặp của ung thư gan.

Ảnh minh họa: Health.
Theo bác sĩ Ang Peng Tiam, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, ung thư gan là loại ung thư phổ biến, xếp thứ 5 trên thế giới, gây ra hơn 600.000 ca tử vong hằng năm. Bệnh rất thường gặp ở châu Á với tỷ lệ mắc mới không giảm trong hơn chục năm qua. Thống kê cho thấy, số bệnh nhân nam nhiều gấp 4 lần nữ. 
Bác sĩ giải thích: Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu của sự sống. Ung thư gan xuất phát từ các tế bào gan là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số ca ung thư gan nguyên phát tại châu Á. Các dạng ung thư nguyên phát khác ít phổ biến hơn như ung thư đường mật và nguyên bào gan. Ung thư gan cũng có thể do di căn từ ung thư ở các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, đại tràng, dạ dày hoặc tụy.
Bệnh thường gặp ở những người bị tổn thương gan kéo dài như viêm gan B hay C mạn tính, xơ gan (do gan nhiễm mỡ, uống bia rượu nhiều). Ung thư gan nguyên phát có xu hướng ảnh hưởng đến những người tuổi trung niên và lớn tuổi, phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan bao gồm nhiễm virus viêm gan B hoặc C mạn tính, uống bia rượu quá nhiều, béo phì, hút thuốc lá, nhiễm độc tố aflatoxins (tìm thấy trong các loại hạt và đậu bị lên mốc).
Các chuyên gia bệnh lý ung thư gan cảnh báo, rất khó để nhận biết các dấu hiệu sớm của ung thư gan. Đến khi có các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển. Một số triệu chứng thường gặp của ung thư gan là giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút và thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da. Hầu hết các triệu chứng này không đặc hiệu, dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, do đó, khi có các dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và loại trừ các nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến ung thư gan. 
Trong quá trình thăm khám, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan, các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình cùng những yếu tố nguy cơ khác. Sau đó, nếu cần thiết sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư gan sẽ được thực hiện bao gồm Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu, siêu âm, CT, PET-CT, MRI và sinh thiết gan. 
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, giai đoạn ung thư, vị trí khối u. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả chữa trị càng cao. Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc ghép gan mới đem lại cơ hội chữa khỏi bệnh. Các phương pháp điều trị khác chỉ làm giảm bớt hoặc kiểm soát khối u mà thôi. 

Bác sĩ Ang khuyên mọi người nên chú ý bảo vệ gan và phòng tránh ung thư bằng cách: Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc, tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho mình và gia đình, duy trì lối sống khỏe mạnh, tránh thừa cân. 

Theo vnexpress.vn



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Khai mạc Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ III

Chiều 6/1, tại Hà Nội, Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ III nhiệm kỳ 2015- 2020 đã diễn ra Lễ Khai mạc với khẩu hiệu hành động “Thầy thuốc...

Chi tiết

Khối gan tim từ người chết não ở TP HCM ghép cho bệnh nhân Hà Nội

Ngày 5/9, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thực hiện thành công ca ghép gan và tim cho hai bệnh nhân với nguồn tạng từ người cho chết não tại TP HCM.

Chi tiết

5 khủng hoảng tâm lý của người bị ung thư

Bệnh nhân ung thư thường trải qua 5 giai đoạn: Phủ nhận, phẫn nộ, thương lượng, trầm cảm, chấp nhận. Nhiều người lẩn tránh việc điều trị vì lo lắng.

Chi tiết

Thách thức lớn để 75% dân số mua bảo hiểm y tế

5 tháng đầu năm 2015, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số. Để đạt được mục tiêu 75% vào cuối năm là thách thức cực kỳ lớn.

Chi tiết

Lễ phát động Chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày Mai tươi sáng , Bộ Y tế phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) tổ c...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết