Tin tức

  • 16/03/2021

Vấn đề rụng tóc khi điều tri ung thư

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh nữ. Hình ảnh người bệnh ung thư đội tóc giả; quấn khăn vì chứng rụng tóc đã trở nên quen thuộc tại bệnh viện K. Vậy lý do nào dẫn đến tác dụng phụ này, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ra sao hay lưu ý gì để hạn chế việc rụng tóc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc

 
Hóa trị là phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Các thuốc hóa trị được chỉ định điều trị cho người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển. Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc. Các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt tế bào lành hay tế bào ung thư nên nó sẽ tác động đến tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chính vì vậy tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
 
Thời điểm nào sẽ gặp phải vấn đề rụng tóc 
 
Người bệnh ung thư sau khi hóa trị thường sẽ bị rụng tóc sau khoảng hai tuần, vấn đề này thường gặp ở phần lớn người bệnh đang hóa trị, ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng có thể bị ảnh hưởng. Mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có người bệnh sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng dễ bị gãy hơn.
 
 
Khoảng thời gian nào tóc sẽ mọc lại
 
Việc rụng tóc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Tóc có một chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người, do đó rụng tóc luôn là vấn đề các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể, chia sẻ, động viên với người bệnh về các tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi hóa trị.
 
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi thông thường tóc sẽ mọc lại trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi việc trị liệu kết thúc. Lúc này tóc có thể thay đổi về màu tóc hoặc cấu trúc tóc như trở nên xoăn hơn; hay mỏng đi ...... tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu là tạm thời và sau khoảng 6 tháng - 1 năm tóc sẽ trở lại bình thường. 

Lời khuyên giúp người bệnh khi gặp phải vấn đề rụng tóc
 
+ Nhiều người bệnh đã chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả, thậm chí lấy tóc của mình làm tóc giả để khi gặp phải vấn đề rụng tóc thì tóc cũ sẽ mang lại cảm giắc tự nhiên và gần gũi hơn với người bệnh.
 
+ Nếu rụng tóc nhiều, người bệnh nên sử dụng thêm khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi và cũng tránh tác động về tâm lý khi luôn luôn thấy tóc rụng trong suốt thời gian dài. 
 
+ Nên dùng các loại dầu gội thảo dược thiên nhiên; dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu. 
 
+ Không nên sử dụng hóa chất nhuộm, tẩy tóc, hạn chế việc sấy tóc; massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.
 
+ Khi rụng tóc, hãy hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu trời lạnh hãy sử dụng một chiếc mũ hoặc khăn quàng để che kín da đầu và giữ ấm; trời nóng thì nên dùng mũ rộng vành để che chắn cho da đầu. 
 
+ Khi tóc bắt đầu mọc trở lại thường dễ gãy, bạn nên ưu tiện lựa chọn tóc ngắn kiểu đơn giản; không nên sử dụng sản phẩm kích thích mọc tóc vào da đầu ở thời điểm này. 
 
+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả tươi.....
 
+ Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và chia sẻ với bác sỹ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề. 
  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Hàng nghìn người hiến máu tình nguyện trong ngày "Chủ Nhật đỏ"

Ngày 3/01, hàng ngàn sinh viên, người dân đã tham dự chương trình hiến máu tình nguyện "Chủ ​Nhật đỏ" tại nhiều địa điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí...

Chi tiết

Dịch sốt xuất huyết bùng phát cả nước

Dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở hầu hết tỉnh thành với 25.000 ca, 16 người tử vong, tăng tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Hà Nội…

Chi tiết

Lễ phát động: Tháng hành động hưởng ứng Ngày viêm gan thế giới

Ngày 28/7, tại Hà Nội, Hội truyền nhiễm Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tổ chức Lễ phát động tháng hành động hưởng ứng Ngày viêm...

Chi tiết

Ai dễ mắc ung thư máu?

Bệnh “máu trắng” hay bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu, có nguồn gốc từ tế bào bạch cầu trong máu.Ung thư máu bao gồm rất nhiều khái niệm và phân...

Chi tiết

Vui đón "Xuân yêu thương" cùng bệnh nhân ung thư nghèo

Sáng 20/1, trong tiết trời ấm áp của thủ đô Hà Nội, gần 1.000 người đã cùng tham dự ngày hội “Xuân yêu thương” dành cho các bệnh nhân ung thư nghèo do...

Chi tiết

Tin khác

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư vú của ESMO

Hướng dẫn ESMO dành cho bệnh nhân vú được thiết kế để hỗ trợ bệnh nhân, người thân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư vú và đánh gi...

Chi tiết