Tin tức

  • 13/09/2021

Phỏng vấn trực tuyến Bộ Y tế về cam kết thay đổi thái độ phục vụ người bệnh

9h30 ngày 12/8, ông Phạm Văn Tác, Vụ Trưởng Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, và lãnh đạo Bệnh viện K trả lời phỏng vấn trực tuyến trên VnExpress.net về chủ trương thay đổi thái độ phục vụ người bệnh.

 9 bệnh viện tại Hà Nội và TP HCM đã ký cam kết với Bộ Y tế Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Mục đích tạo ra sự thay đổi toàn diện trong công tác y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đây được xem là “bước đột phát” của ngành y.

Theo lộ trình, tất cả bệnh viện, các bộ nhân viên y tế đều phải ký cam kết. Cụ thể, cán bộ y tế ký thực hiện 7 nội dung như thân thiện khi tiếp xúc với người bệnh; sẵn lòng chỉ dẫn tư vấn khám chữa bệnh, chăm sóc tận tình; không vụ lợi từ người bệnh, người nhà; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp ứng xử… Các bệnh viện cũng phải cam kết thay đổi cơ sở vật chất, có bảng chỉ dẫn rõ ràng, có bộ phận chăm sóc “khách hàng”, có nhân viên y tế hướng dẫn...
Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ y tế. Ảnh: N.P.
Bộ Y tế cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Trong đó, mỗi nhân viên y tế từ bảo vệ tới giám đốc cần phải học về kỹ năng giao tiếp trong y khoa từ việc chào hỏi thế nào, thái độ, ánh mắt, cường độ giọng nói, cách xin lỗi… Trong trường hợp cán bộ y tế để bệnh nhân chờ đợi quá thời gian cho phép hoặc phải làm một việc gì khác không thể trì hoãn trong lúc đang khám chữa bệnh thì phải xin lỗi bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân khám, chữa bệnh hoặc ra viện, chuyển viện cán bộ y tế phải cảm ơn. 
Ở khu vực đón tiếp người bệnh, nhân viên y tế học các câu chào hỏi ứng xử: “Chào bác! Cháu là Lan, nhân viên hướng dẫn của bệnh viện. Bác cần giúp đỡ gì không ạ?”, “Xin phép được xem giấy tờ của bác”, “Xin mời bác vào phòng số…”. 
Trong rất nhiều cuộc họp triển khai, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh về việc nhân viên y tế chuyển từ “ban ơn” sang phục vụ người bệnh: “Các thầy thuốc hãy coi bệnh nhân là khách hàng đặc biệt, được chăm sóc và cứu chữa trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Đó là lương tâm và trách nhiệm của những người thầy thuốc”.
Người bệnh mừng vì cam kết này, tuy nhiên không ít người, thậm chí chính các bác sĩ cũng lo ngại về tính khả thi của chủ trương. Có bác sĩ cho rằng, cuộc vận động nào cũng sẽ có hiệu quả nhất thời, ít nhất trong thời gian ngắn nhưng để tạo được sự thay đổi về lâu dài thì chưa thể.
Một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tuyến trên của Hà Nội cho rằng hãy để cơ chế thị trường tự làm việc của mình. Nếu bệnh viện không giỏi về chuyên môn, không thay đổi thái độ ứng xử thì người bệnh sẽ không đến. “Việc quy định nhân viên y tế phải chào hỏi, xin phép bệnh nhân có thể làm được với điều kiện một ngày chúng tôi chỉ khám cho 50 người thay vì 100 người như hiện nay. Đồng thời khám cho 50 người vẫn đảm bảo đủ sống như khám cho 100 người”, vị bác sĩ này chia sẻ.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải của nhiều bệnh viện vẫn trầm trọng. Nhiều nơi người dân phải đi 4-5h sáng để xếp hàng lấy phiếu. Vào viện thì chấp nhận nằm ghép, nằm ngoài hành lang. Số bệnh nhân khám quá đông, bác sĩ cũng không đủ thời gian tư vấn. 
Để độc giả hiểu rõ hơn về chủ chương cũng như tính khả thi của cuộc vận động này, ông Phạm Văn Tác, Vụ Trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Y tế và lãnh đạo Bệnh viện K sẽ trả lời phỏng vấn trực tuyến trên VnExpress.net vào 9h30 ngày 12/8. 
Theo báo VnEpress


  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Loại dầu phá hủy 90% tế bào ung thư trong 2 ngày

heo các nhà nghiên cứu tại Đại học Adelaide (Mỹ), axit lauric chiếm khoảng 50% lượng dầu dừa và có thể tiêu diệt hơn 90% các tế bào ung thư ruột kết c...

Chi tiết

Liệu pháp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết: "Thuốc sinh học mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả trong việc kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân...

Chi tiết

Lợi và hại các loại nước mát uống giải nhiệt

Rễ cỏ tranh có tính hàn, phụ nữ mang thai không nên dùng; nếu uống lượng lớn nước lá dứa hằng ngày có thể gây hạ đường huyết.

Chi tiết

Người dân thế giới chi bao nhiêu tiền để mua thuốc chữa ung thư

Trung bình mỗi tháng bệnh nhân ung thư ở Mỹ phải chi 645-8.594 USD để mua thuốc còn người dân Ấn Độ tiêu tốn 159-1.515 USD.

Chi tiết

Các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt

Vú, phổi và cổ tử cung có nguy cơ bị ung thư cao nhất ở phụ nữ. 85% người bệnh ung thư phổi đi khám khi đã đến giai đoạn muộn.

Chi tiết

Tin khác

Khởi động mô hình " Hỗ trợ người bệnh ung thư phụ nữ " tại Bệnh viện K

Trong ba ngày từ 17 đến 19/6/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, với sự đồng hành của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đã tổ ch...

Chi tiết

Hơn 2 tỷ đồng – Sẻ chia với người bệnh ung thư nghèo

Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ 950 người bệnh ung thư trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2025

Chi tiết

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tặng quà Tết Thiếu Nhi cho bệnh nhi ung t...

Trong không khí hân hoan đón Tết Thiếu nhi 1/6, sáng 30/5/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có chuyến thăm, động viên và trao quà cho 100 bện...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng mang Tết Thiếu nhi đến với các chiến binh nhí tại bệ...

Sáng ngày 29/5/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình thăm hỏi và trao...

Chi tiết

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tặng quà bệnh nhi ung thư tại bệnh viện K

Hướng tới Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, sáng ngày 28/5/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho 60 bệnh nhi ung t...

Chi tiết