Tin tức

  • 14/09/2021

Giải mã những người có khả năng tự chữa lành bệnh ung thư

Nhiều nhà tu hành có thể chiến thắng ung thư hoặc tự chữa khỏi bệnh này là nhờ thoát áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết và luôn giữ cho tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa: expandedconsciousness.

Theo Health Sina, một người có khả năng tự chữa lành ung thư không phải kỳ tích mà được ghi nhận nhiều trong y khoa. Trên thực tế bệnh có thể chữa khỏi được hay không một mặt phụ thuộc vào bản chất của ung thư, một mặt phụ thuộc vào những nhân tố khác trong quá trình điều trị. Ghi nhận trong hầu hết trường hợp tự khỏi ung thư, điều quan trọng nhất và cũng là điều duy nhất bệnh nhân có thể kiểm soát được chính là vấn đề tâm lý và tinh thần.

Một số nghiên cứu cho thấy có người sau khi bị bệnh ung thư lại mắc thêm chứng tâm thần phân liệt. Điều này có thể xem là tồi tệ. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận những người mắc ung thư mà không bị tâm thần phân liệt, sau một thời gian điều trị đã qua đời sớm, có thể do bản chất bệnh ung thư hoặc do không chịu nổi tác dụng phụ của hóa trị. Còn người ung thư bị tâm thân phần liệt thì vẫn sống, thậm chí khối u trong cơ thể họ dần biến mất. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều kỳ lạ này do vấn đề "mệnh lệnh tâm lý": Người bệnh tâm thần phân liệt không phải chịu những áp lực tinh thần nặng nề và ham muốn được sống của người bình thường sau khi biết mình bị ung thư.

Một số nghiên cứu trên các nhà sư phát hiện một điều bất ngờ rằng những chỉ tiêu kiểm tra liên quan mật thiết đến sức khỏe và tuổi thọ với người bình thường đều không được các bậc tu hành coi trọng. Tuy vậy những nhà sư thường sống rất thọ, chiếm tỷ lệ lớn trong số người cao tuổi. Nguyên nhân được cho là do tâm trí người xuất gia không có những gánh nặng và ham muốn của người bình thường; trong khi đó gánh nặng lo âu sẽ gây ra bệnh hoặc khiến bệnh trạng trầm trọng thêm.

"Dù là người bị tâm thần phân liệt hay người xuất gia, lý do họ có thể vượt qua ung thư hoặc tự chữa khỏi đều do thoát được áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết, luôn thanh thản nhẹ nhàng", nhóm nghiên cứu kết luận.

Thống kê y khoa cho thấy trong số bệnh nhân tử vong vì ung thư có 1/3 do sợ hãi cái chết, 1/3 bởi dùng thuốc quá mức khiến cơ thể không chịu nổi, 1/3 còn lại vì chữa trị vô hiệu và các nguyên nhân khác. Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh ung thư không nên quá sợ hãi. Mọi người thường có quan niệm rằng “ung thư là căn bệnh không thể chữa trị”, nhưng lại muốn “phải trị dứt điểm các khối u”. Trong khi cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành tim đều là những căn bệnh khó chữa, vậy tại sao ung thư nhất định phải chữa? Thực tế có những người bệnh dù đã ở giai đoạn di căn vẫn có thể sống được thêm vài năm, thậm chí trên 10 năm.

Theo cơ chế tiến triển thông thường của bệnh, rất nhiều loại ung thư sẽ di căn. Với sự tiến bộ liên tục các liệu pháp chống ung thư, thời gian sống của bệnh nhân ung thư ngày càng được kéo dài, điều này đã và đang mang lại sự tự tin cho các y bác sĩ và bệnh nhân. Người bệnh nên hiểu rằng hiện tại y học đã phát triển, ngay khi khối u đã di căn, các bác sĩ vẫn có cách để chữa trị và kéo dài sự sống cho bạn. Do đó không ai khác mà chính là người bệnh cần giải tỏa tâm lý cho mình nếu không muốn chết sớm. Khi đó bạn sẽ không nằm trong số 30% bệnh nhân vì quá sợ ung thư dẫn đến lo âu trầm cảm, suy giảm hệ miễn dịch và qua đời chỉ sau thời gian ngắn phát hiện bệnh.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mục tiêu của nghiên cứu này không nhằm khẳng định ung thư có thể chữa trị hoàn toàn mà đừng coi "đây là bản án tử treo đầu giường". Tốt nhất nên đặt nó dưới sự kiểm soát, giữ tinh thần ổn định sẽ khiến bệnh tiến triển chậm và giảm nỗi đau đớn cho bệnh nhân, góp phần tăng tỷ lệ sống còn và chất lượng cuộc sống.

Theo vnexpress.net



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Điều bạn không nên nói với người mắc ung thư

Hàng triệu người trên thế giới hiện đang sống với căn bệnh ung thư, chỉ riêng tại Anh các chuyên gia dự báo năm 2030 con số này là gần 4 triệu người.

Chi tiết

Robot phẫu thuật ung thư đại trực tràng

Kỹ thuật phẫu thuật robot xâm lấn tối thiểu giúp cắt bỏ một phần đại tràng ung thư, cho phép thực hiện thủ thuật chính xác trong khoang bụng và vùng c...

Chi tiết

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách, người có công

Qua khám sàng lọc ban đầu, kết quả cho thấy, một số bệnh lý như tăng huyết áp, giảm thị lực, bệnh xương khớp, những vết đau do chiến tranh để lại...

Chi tiết

Dinh dưỡng trong ung thư miệng

Xếp loại độ kịch liệt về dinh dưỡng: mức độ 3

Chi tiết

Những thực phẩm chứa các chất có khả năng gây ung thư

Bắp rang bơ bỏ lò là món ăn nguy hiểm bởi chiếc túi đựng bắp rang có chứa chất được cho là gây vô sinh và ung thư thận, gan, tụy, bàng quang, tinh hoà...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết