Tin tức

  • 14/09/2021

Cơ hội "tận diệt" tế bào gốc ung thư nhờ công nghệ gắn thẻ

Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tìm ra cách đánh dấu phổ quát các tế bào gốc ung thư để từ đó có thể gắn thẻ và theo dõi các tế bào ung thư.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nga thuộc Viện Tế bào và Di truyền học chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tìm ra cách đánh dấu phổ quát các tế bào gốc ung thư để từ đó có thể gắn thẻ và theo dõi các tế bào ung thư nguy hiểm nhất, mở ra phương pháp mới điều trị ung thư đầy hứa hẹn.

 Trả lời phỏng vấn nhật báo "Izvestiya" (Tin tức) của Nga, nhà nghiên cứu Evgeni Dolgov (Ép-giê-ni Đôn-gốp) cho biết ban đầu nhóm của ông tiến hành nghiên cứu các tế bào tủy sống của động vật gặm nhấm là chuột và nhận thấy một phần các tế bào gốc tủy xương của loài này có khả năng hấp thụ ADN ngoại lai.

Tiếp đó, họ nghĩ tới việc đánh dấu các đoạn ADN này bằng một loại thuốc nhuộm fluorochrome đặc biệt - đánh dấu các tế bào trong một màu sắc nhất định. Với việc sử dụng phương pháp đánh dấu này đối với 10-15 loại tế bào ung thư trên cả chuột và người, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong tất cả các loại ung thư này thực sự có dạng tế bào đặc biệt (chiếm từ 1-10% tổng số) có khả năng "nuốt" trọn ADN dị biệt là các tế bào gốc ung thư. Việc nhận diện và có biện pháp tiêu diệt các tế bào gốc ung thư sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ phát sinh khối u mới sau khi khối u ban đầu đã đươc loại bỏ.

Theo nhà nghiên cứu Dolgov, phát hiện mới nói trên sẽ không chỉ góp phần loại bỏ các ADN lạ trong khối u mà còn có thể giúp kiểm soát số lượng tế bào gốc ung thư trong cơ thể bệnh nhân, qua đó giúp các nhà khoa học hoạch định liệu pháp điều trị hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này. Ông Dolgov cũng nhấn mạnh rằng các nhà khoa học cần tiến hành thêm tổ hợp các thí nghiệm có quy mô lớn hơn nữa để xác định tính hiệu quả của phát hiện mới này và từ đó có thể áp dụng tốt trong việc điều trị ung thư trên người.
 

Theo vietbao.vn

  • Chia sẻ:

Tin liên quan

5 lời khuyên vàng phòng ung thư

Ung thư có thể phòng ngừa bằng cách bỏ thuốc lá, dinh dưỡng hợp lý và an toàn, tập thể dục đều đặn…, theo Phó giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn.

Chi tiết

Tháng ngày tìm lại diện mạo của cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70

Gương mặt trơn láng không còn sần sùi mẩn ngứa, "cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70" Thạch Thị Tha Ri đang dần trở về với diện mạo ban đầu.

Chi tiết

Phát hiện “ kẻ” thúc đẩy ung thư di căn

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) tuyên bố, họ vừa khám phá ra một phân tử đơn lẻ có tên gọi DNA-PKcs là “yếu tố then chốt” thúc...

Chi tiết

Đau hang vị dạ dày có thể dẫn đến ung thư?

Người bệnh đau bụng cồn cào kèm theo đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Chi tiết

Ngày hội hoa hướng dương Vì bệnh nhi ung thư

(GD&TĐ) - Nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Chương trình “Ước mơ của Thúy” và 5 năm ngày mất của Công dân trẻ TP.HCM “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy, báo T...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết