Tin tức

  • 28/02/2021

Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin Covid-19 hay không? Cùng nghe giải đáp của chuyên gia Bệnh viện K

TS.BS Nguyễn Tiến Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện K: Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vắc xin COVID-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vắc xin.

Ung thư là bệnh mạn tính, theo GLOBOCAN 2020, mỗi năm Việt Nam ước tính có hơn 182.000 ca ung thư mới mắc, hơn 122.000 ca tử vong và hiện có khoảng hơn 353.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Nhiều người bệnh ung thư quan tâm, lo lắng đến nguy cơ mắc COVID-19, việc chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào, liệu tiêm vắc xin trong khi đang điều trị với các thuốc hóa chất, nội tiết, thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch có đem lại kết quả phòng bệnh COVID-19 không, và liệu tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư hay không…?
COVID-19 Vắc xin Astrazeneca được chủng ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin giúp hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona (SARS-COV-2).
Vắc xin chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen. Công nghệ “virus biến đổi” được sử dụng để tạo ra loại vắc xin này đã từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra vắc xin cho các bệnh lý khác. Vắc xin AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62%-90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và an toàn trên dân số chung. Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vắc xin COVID 19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang - Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin COVID-19 không?
 
Theo TS Nguyễn Tiến Quang, bệnh nhân ung thư hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnhhưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị tích cực bệnh ung thư. Do vậy bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng COVID-19.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết hiệu quả của vắc xin COVID -19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng nếu được tiêm vắc xin có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc COVID-19.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 không ?
 Đối với những bệnh nhân hoá trị phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin COVID-19 dựa trên dữ liệu cho thấy hầu hết các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.
Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19, do vậy cần thảo luận với bác sỹ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vắc xin.
Nhìn chung các bác sỹ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể để quyết định có tiêm vắc xin ngay hay trì hoãn.
Đối với bệnh nhân đang sử dụng các thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc đồng vận LHRH, các thuốc kháng androgen … trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt có thể tiêm phòng vắc xin COVID-19 màkhông ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin.
Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vắc xin sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.
Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vắc xin có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu nên tốt nhất tiêm vắc xin vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vắc xin mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt lách nếu có thể.
Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vắc xin ở tay đối diện vì sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.


 
Bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị, đang trong giai đoạn theo dõi định kỳ sau điều trị có nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 không ?
Cho đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vắc xin COVID 19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tại Việt Nam, Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi:
 
·         Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
·         Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.
 
Đến nay chưa có vắc xin nào chứng minh hiệu quả tuyệt đối, do vậy ngay cả khi đã được tiêm vắc xin COVID-19 người bệnh ung thư vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng chống COVID-19 được khuyến cáo tại mỗi thời điểm dịch bệnh.
 
 Theo: Sức khỏe đời sống
  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Lễ phát động nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo

Chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo thông qua Quỹ “Ngày mai tươi sáng” với thông điệp “Một tin nhắn – triệu nghĩa tình gửi trao bệnh nh...

Chi tiết

Giao thông Hà Nội rối loạn sau mưa lớn

Mưa to lúc sáng sớm khiến hàng loạt tuyến phố thủ đô bị ngập nặng, giao thông vì thế trở nên rối ren, nhiều người đến công sở muộn.

Chi tiết

Cà phê mỗi ngày giảm ung thư da

Thưởng thức một tách cà phê buổi sáng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư da, theo kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gi...

Chi tiết

Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng...

Ngày 17/5/2015, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội), Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức “Ngày...

Chi tiết

Lễ ký kết đề án "Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến cho n...

Đề án " Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020-2025" vừa được ký kết tại Hà Nội vào...

Chi tiết

Tin khác

Mẹ bị u não, con gái bị ung thư hạch khiến gia đình kiệt quệ

Em Phan Thị Mỹ Uyên, sinh năm 2005 tại Phú Hòa, Tây Sơn, Bình Định bị U Lympho Hodgkin cần sự chung tay của cộng đồng để chi trả tiền viện phí cho bản...

Chi tiết

Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 1

Ngày 29/03/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp với Bệnh viện K với sự đồng hành của công ty TNHH Gen Solution Lab đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệ...

Chi tiết

Dự án phòng chống ung thư vú tại Điện Biên được UICC đánh giá là một trong...

Vào năm 2022, 15 tổ chức đã được nhận tài trợ từ chương trình Ung thư vú của UICC. Đến nay, các dự án này đã kết thúc và đã đạt được những thành kết q...

Chi tiết

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solution Lab

Quỹ Ngày mai tươi sáng ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solutions Lab nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người bệnh và phòng, chống...

Chi tiết

‘Ngày làm đẹp’ của nữ bệnh nhân viện K

Hội thảo ‘Tô hồng đôi má' thiết kế đặc biệt dành riêng cho nữ bệnh nhân ung thư với các hoạt động hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm và chụp ảnh chuyên...

Chi tiết