Tin tức

  • 22/09/2021

Không khí Hà Nội ô nhiễm, người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài

Trước thông tin Tổng cục Môi trường quan trắc phát hiện có thủy ngân trong không khí Hà Nội, các chuyên gia cảnh báo, người dân không thể lơ là vì thủy ngân cực độc, sẽ vô cùng nguy hại nếu hít phải.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết, độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động. Số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) gần đây nhất tính theo tuần từ 8/4 đến ngày 14/4, chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI) Hà Nội ở mức 54-140. Tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3, chỉ số AQI dao động 122-178. 
Theo thang đánh giá chất lượng không khí ảnh hưởng sức khỏe con người (chuẩn quốc tế), AQI mức độ tốt là dưới 50 và ký hiệu màu xanh. Chỉ số AQI ở mức 51-100 thuộc nhóm trung bình với cảnh báo vàng, khuyến cáo người thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài. AQI từ 101 đến 151 (khu vực da cam) là kém. Như vậy độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức da cam, khuyến cáo người nhạy cảm cần hạn chế ở ngoài. Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và người mắc bệnh hô hấp. (Xem chi tiết bảng tiêu chuẩn chỉ số không khí và ảnh hưởng sức khỏe)  
Theo ông Tùng, mới đây thiết bị đo đạc quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân có trong bầu không khí thủ đô, song chưa xác định được chỉ số cụ thể. Thủy ngân có trong không khí mới đo được ở một địa điểm tại Hà Nội nên chưa có đủ căn cứ để kết luận về chỉ số này, song theo các chuyên gia không thể lơ là bởi thủy ngân cực độc, sẽ vô cùng nguy hại nếu con người hít phải không khí có chứa chất này.
Phương tiện giao thông được cho là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm đô thị. Ảnh:Lê Hiếu.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nếu ở dạng hơi hay hợp chất, muối thì rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não, gan khi con người tiếp xúc, hít thở, ăn phải. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép. Nếu hít phải khí có chứa thủy ngân, thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.
Phó giáo sư Côn cho rằng hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.
Ngoài ra, thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì hình thành các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là dimetyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong. 
Chứng bệnh minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi. 
Vị chuyên gia này cho biết, có nhiều khả năng thủy ngân đo được trong không khí Hà Nội được sinh ra từ các lò đốt rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp, các địa điểm sản xuất vàng bạc, các trung tâm nha khoa... Con người không thể can thiệp nếu thủy ngân có trong không khí, song có thể ngăn chặn tình trạng này nếu phát hiện ra nguồn sinh ra nó.
Ông Côn khuyến cáo, thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, người dân nên cẩn trọng với các vật dụng trong gia đình chứa thủy ngân như nhiệt kế. Khi bị ngộ độc thủy ngân, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến nơi thông thoáng và khẩn cấp đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
 
Theo vnexpress.vn


  • Chia sẻ:

Tin liên quan

10 năm chống chọi với ung thư máu của cô gái trẻ

Hoàng Thị Diệu Thuần phát hiện bị ung thư máu khi mới ngoài 20 tuổi, 10 năm qua kiên cường chiến đấu và chiến thắng căn bệnh.

Chi tiết

Phát hiện chất gây ung thư trong thức ăn gia cầm

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 6-10, khẳng định đã phát hiện một hóa chất mới có trong thức ăn gia cầm có tên gọi là "vàng ô" ả...

Chi tiết

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Y tế lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015- 2020

Hòa trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8,Quốc khánh 2-9 và hướng tới Đại hội Thi đua...

Chi tiết

GS.TS NGUYỄN BÁ ĐỨC – NGƯỜI CÓ “TRÁI TIM TUYỆT VỜI” [Tập san Quỹ NMTS số 02...

“Thuý ơi, yêu thương em đến thế Em còn có bên mình nhiều lắm những người thân Cùng chung tay xua lưỡi hái tử thần Cùng giúp em trong cơn hoạn nạn...

Chi tiết

Thông cáo báo chí - LỄ RA MẮT DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ VÚ

Ước tính cứ 10 phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú Trong tổng số ca ung thư vú, có 25% số ca được chẩn đoán là HER2 dương tính. Ung t...

Chi tiết

Tin khác

Tập thể dục trong và sau điều trị ung thư

Việc tập thể dục đã được chứng minh là có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh việc cải thiện tuần hoàn và tăng cường cơ bắp và xương,...

Chi tiết

Gần 1 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ cho người bệnh ung thư nghèo

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã hỗ trợ 1 tỷ đồng tiền mặt cho gần 200 người bệnh ung thư đang điều trị tại các bệnh viện/ trung...

Chi tiết

Hiểu đúng để điều trị hiệu quả bệnh ung thư

Buổi sinh hoạt thứ 8 của chuỗi sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư được tổ chức tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vào ngày 30/05/2024

Chi tiết

Ung thư vú - Lời khuyên từ chuyên gia

Chiều ngày 24/05/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng tổ chức buổi sinh hoạt thứ 7 trong chuỗi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K.

Chi tiết

Thông báo kết thúc chương trình STI - CARE

Thông báo thời gian kết thúc chương trình " Tư vấn quản lý bệnh cho người bệnh ung thư điều trị thuốc STIVARGA tại Việt Nam ( STI-CARE)

Chi tiết