Tin tức

  • 14/09/2021

Họa ung thư từ thực phẩm bẩn

Sau 10 năm số ca mắc ung thư được báo cáo tại Việt Nam tăng gần gấp đôi, dự kiến đến năm 2020 con số này sẽ tăng vọt lên 200.000 ca.

Năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi lên hơn 126.000 ca. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao Việt Nam càng ngày càng có nhiều bệnh nhân ung thư đến vậy. 
Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, không chỉ ung thư nhiều mà tất cả các bệnh khác đều nhiều. Trong xã hội văn minh, bệnh tật phát triển theo hướng bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư. 
Các chất độc hại trong thực phẩm là nguyên nhân của trên 30% bệnh nhân ung thư.
Theo ông nguyên nhân khiến số ca mắc ung thư nhiều hơn có thể đề cập đến 2 yếu tố quan trọng. Thứ nhất là tập quán ăn thay đổi. Ngày xưa, chế độ ăn của người Việt là cơm - canh - cá; canh là rau, nước; ăn là thực phẩm hoàn toàn tự nhiên không dự trữ, dự trữ chỉ có muối vừng lạc, tương cà. Trong khi hiện nay, thực phẩm công nghiệp rất nhiều: mì tôm, xúc xích, giăm bông thịt hun khói... yếu tố gây ung thư là thịt đỏ. 
Thứ hai là do sự phát triển của ngành nông nghiệp, cách trồng trọt chăn nuôi khác. Trước canh tác phân chuồng, phân xanh - bèo hoa dâu, những thứ này vô hại; giờ thay vào đó là hóa chất - có từ công đoạn sản xuất cho đến trước khi tiêu dùng. Thực phẩm công nghiệp phải có chất bảo quản, màu sắc, chất điều vị..., cả quy trình ấy là hàng công nghiệp, hóa chất sử dụng nhiều hơn.
"Dinh dưỡng không tạo nên ung thư, quan trọng là cách ăn sai. Nguyên nhân ung thư do ăn uống, môi trường, di truyền, dinh dưỡng chỉ là yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên có nghiên cứu người châu Á, đặc biệt là các nước hay ăn món dưa lên men - dưa muối, kim chi thì ung thư đường tiêu hóa cao hơn so với các nước không ăn loại thức ăn này. Nhiều tài liệu nói kim loại nặng như thủy ngân, thuốc trừ sâu diệt cỏ cũng gây ung thư", tiến sĩ Từ Ngữ nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cũng cho rằng số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính là: thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, do tuổi thọ tăng. Bản thân thực phẩm không có hại nhưng các hóa chất trong thực phẩm là nguy hại nhất. Qua ăn uống, rất nhiều chất độc hại vào cơ thể mà mọi người không hay. Trước kia, rau củ quả không có thuốc trừ sâu, có chất kích thích tăng trưởng, nay thì ngược lại. Ngoài ra để thức ăn được đẹp, để được lâu, người bán không ngần ngại đổ chất bảo quản vào thịt cá, hoa quả, đồ ăn chín, đồ đóng hộp, dùng hóa chất công nghiệp nhuộm màu thực phẩm...
Bên cạnh đó, các loại đồ chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các amin dị vòng có khả năng gây ung thư. Đồ nướng trên than như thịt xiên nướng, bún chả sẽ hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng, đơn cử như pyrene (có trong nhựa đường và bồ hóng) gây ung thư....

Trong thức ăn có quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật, cộng chế độ ăn ít hoa quả, rau xanh kết hợp ít vận động có thể gây ra một số loại ung thư như đại tràng, ung thư vú ở nữ. Đặc biệt nếu sử dụng các thực phẩm có thuốc bảo quản vượt ngưỡng, bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng chất bảo quản gây ung thư. Một số chất sản sinh ra trong quá trình bảo quản thực phẩm như aflatoxin trong gạo mốc gây ung thư gan. Các chất độc hại trong thực phẩm là nguyên nhân của trên 30% bệnh nhân ung thư. 



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Bộ Y tế đã thành lập 10 Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết...

[Nguồn: Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y tế] Để tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng chống sốt xuấ...

Chi tiết

Hội thảo " Hiểu đúng về ung thư"

Giấy mời tham dự hội thảo " Hiểu đúng về ung thư"

Chi tiết

Mang niềm vui tới những nguời bệnh nghèo

Họ là những sinh viên năm thứ ba của Đại học Y Hà Nội tham gia chiến dịch "Tiếp sức người bệnh" do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc...

Chi tiết

Nơi chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân ung thư nghèo

(Chinhphu.vn) - "Quỹ Ngày mai tươi sáng", sau gần 2 năm chính thức hoạt động, đã hỗ trợ cho hơn 2.500 bệnh nhân ung thư nghèo trên cả nước với mong mu...

Chi tiết

Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin Covid-19 hay không? Cùng nghe giải đá...

TS.BS Nguyễn Tiến Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện K: Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vắc xin COVID-19 miễn người bệnh khôn...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết