Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất nhưng có thể ngăn ngừa. Dưới đây là những thông tin mới nhất về căn bệnh này:
Có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ - theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC. Cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 - 55. Theo CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20.
HPV là nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung, theo ông Fred Wyand - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ.
Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virut HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.
Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.
Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40-60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Theo Sức khỏe đời sống.
Các nhà nghiên cứu California đã tìm ra mối liên hệ giữa việc cho con bú và khả năng mắc bệnh ung thư vú đối với phụ nữ.
Chi tiếtSInh hoạt CLB ung thư vú
Chi tiếtGần đây anh Thim thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu thường xuyên. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị u trực tràng và polyp đại tràng góc...
Chi tiếtNgày 18/4/2015, các bạn sinh viên đã tham gia buổi phỏng vấn tuyển Tình nguyện viên Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng
Chi tiếtHiện nay, bệnh ung thư được xem là một vấn nạn toàn cầu bởi số người mắc và tử vong cao, đòi hỏi sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Những tiến bộ mới ra đờ...
Chi tiếtTrong ba ngày từ 17 đến 19/6/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, với sự đồng hành của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đã tổ ch...
Chi tiếtHơn 2 tỷ đồng hỗ trợ 950 người bệnh ung thư trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2025
Chi tiếtTrong không khí hân hoan đón Tết Thiếu nhi 1/6, sáng 30/5/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có chuyến thăm, động viên và trao quà cho 100 bện...
Chi tiếtSáng ngày 29/5/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình thăm hỏi và trao...
Chi tiếtHướng tới Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, sáng ngày 28/5/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho 60 bệnh nhi ung t...
Chi tiết