Tin tức

  • 14/09/2021

Nhiều hóa chất gây ung thư được tìm thấy trong thuốc lá điện tử

Hơi nước phát ra từ thuốc lá điện tử có chứa 2 chất hóa học chưa được xác định, có thể là nguyên nhân gây ra ung thư, theo một nghiên cứu mới.

Hơi nước phát ra từ thuốc lá điện tử có chứa 2 chất hóa học chưa được xác định, có thể là nguyên nhân gây ra ung thư, theo một nghiên cứu mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ của các hóa chất độc hại khác nhau giữa các e-cig. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) đã sử dụng 2 thiết bị thuốc lá điện tử khác nhau, và mô phỏng quá trình hút ở các thiết lập năng lượng khác nhau.
Sau đó, họ tiến hành phân tích hơi nước phát ra từ chúng. Nhóm nhà khoa học nhận thấy rằng buồng hơi của e-cig đã phát ra 31 hóa chất độc hại, bao gồm 2 hợp chất có thể gây ung thư chưa bao giờ được tìm thấy trước đây trong hơi của thuốc lá điện tử. Lượng hóa chất sinh ra cũng khác nhau, tùy thuộc vào nhiệt độ mà tinh dầu được làm bay hơi do hoạt động của một bộ phận được gọi là "cuộn dây nóng". Khi nhiệt độ bên trong cuộn dây cao hơn, hóa chất phát ra cũng nhiều hơn.
Thuốc lá điện tử với 1 cuộn dây làm nóng thay vì 2 khi hoạt động cũng phát ra lượng hóa chất cao hơn trong hơi, có lẽ vì thiết bị có 2 cuộn dây phân phối nhiệt tốt hơn giữa chúng, hay nói cách khác, nhiệt độ của chúng không quá cao.
Ảnh: wikimedia
Các nghiên cứu trước đây cũng từng chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có chứa hóa chất độc hại. Năm 2009, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã lên tiếng cảnh báo về việc một số loại thuốc lá điện tử có chứa diethylene glycol, một thành phần được sử dụng trong chất chống đông. Và trong năm 2015, một nghiên cứu khác cho thấy rằng bình phun khí từ thuốc lá điện tử có chứa formaldehyde, một hợp chất có thể gây ung thư. Một vài hóa chất trong số này cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá.
E-cig chỉ có 1 cuộn dây làm nóng hoạt động ở hiệu điện thế 3,8 volt, được phát hiện có thể phát ra 0,46 microgram acrolein - một chất kích ứng độc hại cho da, mắt và gây ra các kích thích đường hô hấp. Lượng hóa chất như thế này phát ra một lần trong 5 đợt hút đầu tiên, khi cuộn dây được làm nóng. Tuy nhiên, sau khi nhiệt độ đã ổn định, e-cig thậm chí còn phát ra lượng chất hóa học nhiều hơn: 8,7 microgam mỗi lần hút. Dù vậy, acrolein phát ra vẫn thấp hơn khá nhiều so với thuốc lá truyền thống, lên đến 400 - 650 microgam. Nếu người hút hút khoảng 20 lần, thuốc lá điện tử sẽ phát ra 90 - 100 microgram hóa chất nói trên.
"Những người ủng hộ thuốc lá điện tử cho rằng khí thải của thiết bị thấp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường, vì vậy bạn nên sử dụng thuốc lá điện tử", Hugo Destaillats, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Berkeley và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. Tuy nhiên, ông cũng cho biết "điều đó chỉ có thể đúng đối với những đối tượng nhất định, chẳng hạn như người hút thuốc trong một thời gian dài và không thể bỏ. Đồng thời, nó cũng không giúp người hút khỏe mạnh. Nếu như nói thuốc lá truyền thống là siêu không lành mạnh, thì có lẽ thuốc lá điện tử thuộc dạng không lành mạnh”.

Các chất hóa học phun ra cũng được chứng minh có thể thay đổi tùy vào điện áp pin của e-cig. Điện áp cao hơn, nhiệt độ cuộn dây cao hơn, đồng nghĩa với việc lượng hóa chất nhiều hơn sẽ phát ra. Thành phần hóa chất trong khí phát ra cũng đa dạng tùy theo thời gian e-cig được sử dụng. Càng được sử dụng lâu, mức độ hóa chất phát ra càng cao, trong đó bao gồm cả formaldehyde, acetaldehyde và acrolein, đều là những chất gây ung thư hoặc gây kích ứng đường hô hấp. Nguyên nhân là do dư lượng hóa chất tích tụ trên hoặc gần các cuộn dây nóng ngày một nhiều trong quá trình sử dụng. Khi dư lượng này được làm nóng lên, nó thậm chí còn thải ra nhiều hóa chất hơn.

Các nhà nghiên cứu bên cạnh đó cũng đã phân tích 2 hóa chất thường được sử dụng để làm dung môi trong tinh dầu thuốc điện tử: propylene glycol và glycerin. Cả hai đều được sử dụng để tạo ra khói nhân tạo, mặc dù có rất ít thông tin được biết về việc liệu nó có an toàn để làm bay hơi sau đó hít vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu phát hiện các dung môi khi làm bay hơi có thể phát ra 31 hóa chất độc hại, bao gồm cả propylen oxit và glycidol, cả 2 đều là chất có thể gây ung thư. Hai hóa chất này cũng chưa bao giờ xuất hiện trong các bản báo cáo về thuốc lá điện tử từ trước đến nay. Cũng dễ hiểu vì thuốc lá điện tử là khái niệm tương đối mới so với thuốc lá truyền thống, vốn là đề tài của rất nhiều nghiên cứu trong hơn 50 năm qua.

Việc sử dụng thuốc lá điện tử tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung, được cho là đã tăng vọt trong vài năm trở lại đây. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng e-cig là một lựa chọn tốt cho người nghiện thuốc lá truyền thống, các quan chức y tế cũng tỏ ra đặc biệt quan ngại về tình trạng nó ngày càng phổ biến ở thanh thiếu niên. Nhiều thuốc lá điện tử chứa nicotin và có thể khiến trẻ em bị nghiện sớm. Do ngày càng có nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử, thế nên việc tiến hành thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa là cần thiết để có thể thực sự hiểu được tác hại của chúng.

"Hiểu được cách thức các hợp chất này được hình thành là yếu tố rất quan trọng", ông Destaillats nói. "Lý do đầu tiên là để điều chỉnh lại, sau đó, nếu bạn muốn sản xuất một thiết bị thuốc lá điện tử ít độc hại, bạn cần phải hiểu được nguồn gốc của các chất gây ung thư này từ đâu".
 

 theo Ungthubachmai.vn



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

Các nhà nghiên cứu California đã tìm ra mối liên hệ giữa việc cho con bú và khả năng mắc bệnh ung thư vú đối với phụ nữ.

Chi tiết

Đi cầu ra máu coi chừng ung thư đại tràng

Gần đây anh Thim thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu thường xuyên. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị u trực tràng và polyp đại tràng góc...

Chi tiết

Phỏng vấn tuyển Tình nguyện viên Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi...

Ngày 18/4/2015, các bạn sinh viên đã tham gia buổi phỏng vấn tuyển Tình nguyện viên Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng

Chi tiết

Những bước tiến trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Hiện nay, bệnh ung thư được xem là một vấn nạn toàn cầu bởi số người mắc và tử vong cao, đòi hỏi sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Những tiến bộ mới ra đờ...

Chi tiết

Tin khác

Mẹ bị u não, con gái bị ung thư hạch khiến gia đình kiệt quệ

Em Phan Thị Mỹ Uyên, sinh năm 2005 tại Phú Hòa, Tây Sơn, Bình Định bị U Lympho Hodgkin cần sự chung tay của cộng đồng để chi trả tiền viện phí cho bản...

Chi tiết

Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 1

Ngày 29/03/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp với Bệnh viện K với sự đồng hành của công ty TNHH Gen Solution Lab đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệ...

Chi tiết

Dự án phòng chống ung thư vú tại Điện Biên được UICC đánh giá là một trong...

Vào năm 2022, 15 tổ chức đã được nhận tài trợ từ chương trình Ung thư vú của UICC. Đến nay, các dự án này đã kết thúc và đã đạt được những thành kết q...

Chi tiết

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solution Lab

Quỹ Ngày mai tươi sáng ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solutions Lab nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người bệnh và phòng, chống...

Chi tiết

‘Ngày làm đẹp’ của nữ bệnh nhân viện K

Hội thảo ‘Tô hồng đôi má' thiết kế đặc biệt dành riêng cho nữ bệnh nhân ung thư với các hoạt động hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm và chụp ảnh chuyên...

Chi tiết