Tin tức

  • 11/09/2021

Liều thuốc "đặc biệt" chiến thắng ung thư

Đau đớn, khóc lóc, than vãn không thay đổi được tình thế. Muốn thay đối được tình thế thì tinh thần của người bệnh phải tốt lên và đó là điều quyết định thành bại của cả quá trình điều trị. Tinh thần chính là liều thuốc "đặc biệt" góp sức giúp người bệnh ung thư vượt qua án tử.

Liều thuốc chiến thắng ung thư 

Từ một người bệnh qua 42 đợt hóa - xạ trị vô cùng đau đớn, bây giờ cô Trần Đồng là chủ nhiệm của Câu lạc bộ "Cuộc chiến chống ung thư" với hơn 10.000 người trong cả nước, mỗi phút trôi qua cô nhận được rất nhiều tâm sự từ người bệnh. Trong những chia sẻ ấy có cả niềm vui và nỗi buồn, có cả sự quyết tâm lẫn tuyệt vọng. 
Lướt nhẹ qua những dòng tin nhắn chờ trả lời, cô dừng lại ở tin nhắn của một thầy giáo bị ung thư xương. "Tinh thần của thầy giáo này không tốt. Tôi thường dành nhiều thời gian để trấn an, động viên thầy mạnh mẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng".
Và sự thật có nhiều người đã làm được điều tưởng chừng như không thể đó. Như trường hợp của chị K. (40 tuổi, ngụ TP.HCM) bị ung thư vú giai đoạn cuối. Từ một người suốt ngày chỉ biết khóc lóc, lo sợ cái chết, chị đã hoàn toàn thay đổi. Không những hết "sợ chết", chị đã chiến đấu để chiến thắng bệnh tật, giờ đây chị đang tích cực hỗ trợ tinh thần cho nhiều "đồng bệnh" khác. 
Không chỉ chị K, trong câu lạc bộ còn nhiều người bệnh chiến thắng ung thư nhờ "tinh thần thép". Như cô Hiếu ung thư phổi giai đoạn 4 nhưng vẫn cười tươi nhí nhảnh hay cô Châu bị ung thư di căn vào xương, hôn mê mấy tháng rồi tỉnh táo không cần phải ngồi xe lăn. 
Và cả cô Dung nữa, dù từng nằm liệt giường lở loét khắp người nay khỏe hẳn, có thể đồng hành cùng các "chiến binh" đi nấu món ăn cho "đồng đội". 
"Còn gì vui hơn khi mỗi lúc đọc tin nhắn lại đón nhận thêm tin vui từ một chiến binh khỏi bệnh, thậm chí họ còn có thể cưới chồng, lấy vợ, sinh con đẻ cái, thành công trong công việc" - cô Đồng tâm sự.
Chị Trần Đồng (trái) thường xuyên gặp gỡ các thành viên của CLB để cùng chia sẻ những điều trong cuộc sốn
Tại sao lại không cười?
 
Có người từng hỏi cô Đồng đã bệnh, đã đau rồi làm sao mà vui, mà cười được? Cô không trả lời mà hỏi lại: "Thế chị khóc có cảm thấy bớt đau không, có khỏi bệnh không?". Người ấy chỉ biết lắc đầu, cô Đồng la rầy: "Thế tại sao mình không cười?". Cô bảo khi cười làm cho bản thân quên đi cái đau, đẹp hơn và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.
Thế rồi lại có người bi quan nói ung thư sắp chết rồi, vào thuốc đầu trọc lóc, da dẻ xám đen xám đỏ, miệng móm mém còn gì đâu mà đẹp. "Đẹp chứ, chiến binh có cái đẹp của chiến binh. Tôi phải đẹp mọi lúc mọi nơi, kể cả có chết tôi cũng muốn trở thành con ma đẹp" - cô Đồng cười tươi tâm sự.
Cô Trần Đồng đúc kết để vượt qua "cuộc chiến" ung thư cam go này, tinh thần là điều vô cùng quan trọng: "Bác sĩ giỏi, thuốc tốt dĩ nhiên là cơ hội sống còn với người bệnh rồi. Nhưng nếu người bệnh tinh thần không có thì không mang lại kết quả điều trị tốt được". Giữa sự sống và cái chết, cô bảo rằng tinh thần đó giúp người bệnh ráng gượng dậy ăn uống, cộng tác điều trị với bác sĩ không để "rớt toa".
Tinh thần ấy không dễ gì tạo ra, không phải ai cũng có. Điều đáng sợ nhất đối với người bệnh ung thư là sự kỳ thị, đơn độc trong quá trình chiến đấu. Đã từng có nhiều câu chuyện rất bi đát, như trước khi vào phòng mổ chồng đưa đơn ly dị, theo người khác hoặc hủy hôn ước. 
Đau xót hơn, có người ra đường bị chỉ trỏ "con đó chắc ăn ở thế nào mới bị ung thư", "ung thư thì chết chứ sao sống nổi"; có chị em sắm sửa bản thân chút thì bị mỉa mai ung thư còn điệu...
Chưa hết, có nhiều người điều trị trong vô vọng bởi thiếu niềm tin với bác sĩ, gục ngã bởi không chịu đựng nổi sự quá thương hại của người xung quanh. "Cứ nhìn thấy người bệnh ung thư là khóc. Bản thân họ đã yếu đuối lắm rồi nên cần sự động viên để mạnh mẽ vượt qua chứ không cần giọt nước mắt đau buồn. 
Mọi người, từ gia đình đến xã hội, khi có người thân bị ung thư đừng làm quan trọng vấn đề mà cứ coi đó là bệnh cần phải chữa, và chắc chắn chữa được" - một "chiến binh" đang điều trị ung thư chia sẻ.
 Nguồn: Báo Tuổi Trẻ 
  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Thông báo cuộc thi "Giải pháp sáng tạo Y tế cộng đồng"

Thông báo cuộc thi " Giải pháp sáng tạo Y tế cộng đồng'

Chi tiết

Bộ Y tế đã thành lập 10 Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết...

[Nguồn: Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y tế] Để tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng chống sốt xuấ...

Chi tiết

Hội thảo " Hiểu đúng về ung thư"

Giấy mời tham dự hội thảo " Hiểu đúng về ung thư"

Chi tiết

Mang niềm vui tới những nguời bệnh nghèo

Họ là những sinh viên năm thứ ba của Đại học Y Hà Nội tham gia chiến dịch "Tiếp sức người bệnh" do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc...

Chi tiết

Nơi chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân ung thư nghèo

(Chinhphu.vn) - "Quỹ Ngày mai tươi sáng", sau gần 2 năm chính thức hoạt động, đã hỗ trợ cho hơn 2.500 bệnh nhân ung thư nghèo trên cả nước với mong mu...

Chi tiết

Tin khác

Tập thể dục trong và sau điều trị ung thư

Việc tập thể dục đã được chứng minh là có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh việc cải thiện tuần hoàn và tăng cường cơ bắp và xương,...

Chi tiết

Gần 1 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ cho người bệnh ung thư nghèo

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã hỗ trợ 1 tỷ đồng tiền mặt cho gần 200 người bệnh ung thư đang điều trị tại các bệnh viện/ trung...

Chi tiết

Hiểu đúng để điều trị hiệu quả bệnh ung thư

Buổi sinh hoạt thứ 8 của chuỗi sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư được tổ chức tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vào ngày 30/05/2024

Chi tiết

Ung thư vú - Lời khuyên từ chuyên gia

Chiều ngày 24/05/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng tổ chức buổi sinh hoạt thứ 7 trong chuỗi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K.

Chi tiết

Thông báo kết thúc chương trình STI - CARE

Thông báo thời gian kết thúc chương trình " Tư vấn quản lý bệnh cho người bệnh ung thư điều trị thuốc STIVARGA tại Việt Nam ( STI-CARE)

Chi tiết