Hàng triệu người trên thế giới hiện đang sống với căn bệnh ung thư, chỉ riêng tại Anh các chuyên gia dự báo năm 2030 con số này là gần 4 triệu người.
Thật khó khăn khi ai đó bị chẩn đoán mắc ung thư, và những người xung quanh không biết phải làm gì, nói gì. Có người yên lặng, có người nói điều sai lầm. Trung tâm điều trị ung thư Mỹ khuyến cáo bạn nên tránh nói những điều sau:
“Đừng lo lắng, bạn sẽ ổn thôi": Cuối cùng, không ai có thể biết điều đó. Vì vậy, thay vì là quá lạc quan, chỉ cần cố gắng nói một cách đơn giản: "Tôi hy vọng sẽ không sao đâu". Đừng xem nhẹ những gì người bệnh đang trải qua, trò chuyện cởi mở để họ có thể nói về nỗi sợ hãi và lo lắng nếu họ muốn.
“Tiên lượng như nào?": Đừng bao giờ hỏi như vậy. Nếu cảm thấy cần, hãy để người bệnh lên tiếng trước.
Đừng can thiệp: Hỏi chi tiết về căn bệnh, cách điều trị hay kết quả xét nghiệm máu là cách bạn đang đi quá xa. Hãy tránh những câu hỏi riêng tư trước khi bác sĩ chẩn đoán.
“Ít nhất bạn đã mảnh mai hơn": Những thay đổi về thể chất như rụng tóc, sụt cân khiến người bệnh lo lắng, chán nản, thất vọng. Nếu họ bắt đầu điều trị, đừng hỏi về tác dụng phụ xảy ra.
“Bạn tôi cũng ung thư": Mỗi người mỗi khác, và mỗi người sẽ ứng xử với bệnh tật khác nhau. Đừng cố gắng so sánh họ với những gì người khác trải qua.
“Tôi hiểu cảm giác của bạn": Thậm chí nếu bạn đã từng trải qua bệnh ung thư, bạn có thể không bao giờ thực sự biết những gì người khác nghĩ. Thay vào đó, hãy thử nói: "Tôi quan tâm tới bạn và muốn giúp đỡ."
“Ít nhất nó không phải là chứng ung thư tồi tệ nhất": Không có bệnh ung thư tốt, hay kiểu chẩn đoán ung thư nào khiến bạn trở nên tích cực hơn.
“Bạn là người hùng”: Tránh sử dụng những lời nói sáo rỗng kiểu này khi nói với người khác về bệnh ung thư của họ. Như thế chỉ làm cho họ cảm thấy họ chưa đủ cứng cỏi để vượt qua.
Theo Suckhoedoisong.vn
Ung thư có thể phòng ngừa bằng cách bỏ thuốc lá, dinh dưỡng hợp lý và an toàn, tập thể dục đều đặn…, theo Phó giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn.
Chi tiếtGương mặt trơn láng không còn sần sùi mẩn ngứa, "cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70" Thạch Thị Tha Ri đang dần trở về với diện mạo ban đầu.
Chi tiếtCác nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) tuyên bố, họ vừa khám phá ra một phân tử đơn lẻ có tên gọi DNA-PKcs là “yếu tố then chốt” thúc...
Chi tiếtNgười bệnh đau bụng cồn cào kèm theo đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Chi tiết(GD&TĐ) - Nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Chương trình “Ước mơ của Thúy” và 5 năm ngày mất của Công dân trẻ TP.HCM “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy, báo T...
Chi tiếtTrong ba ngày từ 17 đến 19/6/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, với sự đồng hành của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đã tổ ch...
Chi tiếtHơn 2 tỷ đồng hỗ trợ 950 người bệnh ung thư trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2025
Chi tiếtTrong không khí hân hoan đón Tết Thiếu nhi 1/6, sáng 30/5/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có chuyến thăm, động viên và trao quà cho 100 bện...
Chi tiếtSáng ngày 29/5/2025, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình thăm hỏi và trao...
Chi tiếtHướng tới Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, sáng ngày 28/5/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho 60 bệnh nhi ung t...
Chi tiết