Người thân tôi bị đau nhức nhiều ở cột sống, đi khám chữa ở nhiều nơi nhưng hết thuốc thì như cũ và còn nặng hơn. Cuối cùng thì phát hiện di căn cột sống từ một bệnh ung thư đã chữa khỏi cách đây cả chục năm. Vậy đau nhức trong ung thư có gì đặc biệt và vì sao lại chỉ có đau nhức?
(Trần Nguyên Quang - Sóc Trăng)
Ung thư nguyên phát ở xương ít gặp hơn so với ung thư thứ phát do di căn đến xương. Ung thư di căn xương là bệnh thường gặp ở chuyên khoa xương khớp, gặp nhiều ở cả nam và nữ. Theo các chuyên gia thì khoảng 2/3 số trường hợp chẩn đoán di căn xương chính là triệu chứng đầu tiên của ung thư. Đau nhức xương khớp chính là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh. Nhiều trường hợp đau nhức dữ dội kéo dài cho đến khi bệnh nhân tử vong, đáp ứng với thuốc giảm đau kém.
Ở những bệnh nhân đã biết ung thư trước đó, trong quá trình điều trị, sau phẫu thuật hoặc xạ trị mà xuất hiện đau nhức xương thì có khả năng ung thư đã di căn vào xương. Đôi khi phát hiện ra ung thư di căn xương nhưng không kịp xác định ổ ung thư nguyên phát (gần phân nửa số trường hợp).
Cơ chế đầu tiên của đau nhức xương trong ung thư xương do di căn là khối ung thư, khối u này kích thích màng xương, gây viêm xương cơ dẫn đến đau. Đặc điểm của đau là từ nửa đêm về sáng, đau dữ dội khiến bệnh nhân phải mất ngủ, ban ngày mức độ đau giảm nhẹ hơn. Còn cơ chế thứ hai gây đau xương chính là tổn thương tại xương, thường gây hủy xương đốt sống (lún, xẹp) chèn ép dây thần kinh. Tùy vào vị trí rễ thần kinh cột sống bị chèn ép mà bệnh nhân có những đặc điểm đau khác nhau (đau kèm rối loạn cảm giác, rối loạn hoạt động cơ tròn…), một số trường hợp là đau thần kinh tọa. Đặc điểm là đau liên quan đến sự vận động, vận động càng nhiều thì đau càng tăng khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động. Nơi bị đau thường là cột sống, vùng háng và vùng xương chậu.
Bs.CkII. Đặng Minh Trí;/Báo Sức khỏe đời sống.
Ung thư có thể phòng ngừa bằng cách bỏ thuốc lá, dinh dưỡng hợp lý và an toàn, tập thể dục đều đặn…, theo Phó giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn.
Chi tiếtGương mặt trơn láng không còn sần sùi mẩn ngứa, "cô gái 29 tuổi hóa bà lão 70" Thạch Thị Tha Ri đang dần trở về với diện mạo ban đầu.
Chi tiếtCác nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) tuyên bố, họ vừa khám phá ra một phân tử đơn lẻ có tên gọi DNA-PKcs là “yếu tố then chốt” thúc...
Chi tiếtNgười bệnh đau bụng cồn cào kèm theo đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Chi tiết(GD&TĐ) - Nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Chương trình “Ước mơ của Thúy” và 5 năm ngày mất của Công dân trẻ TP.HCM “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy, báo T...
Chi tiếtTrong tháng 3/2025, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã phối hợp cùng Trường Đại học Vinh và Cục Hậu cần, Bộ Công an tổ chức hai chương trình "Bác sĩ tư vấn" về...
Chi tiếtNgày 1/3/2025, hơn 300 người dân đã tham gia chương trình khám sàng lọc ung thư gan miễn phí tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP. Thủ Đức). Chương trình do...
Chi tiếtChương trình tập huấn chăm sóc cá thể hóa cho bệnh nhân ung thư tiếp tục bước sang ngày thứ hai với chủ đề trọng tâm về quản lý cảm xúc và tâm lý.
Chi tiếtNgày 20/2/2025 -Chương trình tập huấn về chăm sóc cá thể hóa cho bệnh nhân ung thư chính thức được khai mạc với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu...
Chi tiếtQuỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng phối hợp cùng công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và Carer tổ chức chương trình tập huấn đặc biệt dành...
Chi tiết