Tin tức

  • 14/09/2021

Cắt amidan tưởng đơn giản nhưng có thể chết người

Chỉ khi bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, bạn hãy nghĩ đến chuyện cắt bỏ.

Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và thường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng.

Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc vius trở nên quá tải làm chúng sưng lên và viêm.

Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amidan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan.

Điều trị viêm amidan

Ba cách điều trị chủ yếu gồm Tây y, phẫu thuật và Đông y.

Tây y: Trường hợp viêm amidan sẽ được chỉ định dùng phối hợp các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, giảm ho, kháng viêm sát khuẩn tại chỗ...

Phẫu thuật: Y học hiện đại chủ yếu chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong điều trị các trường hợp bệnh mãn tính, đặc biệt khi bệnh nặng, amidan trở thành một “ổ bệnh” gây hại cho cơ thể.

Đông y: Các bài thuốc đông y được sử dụng tập trung giải quyết căn nguyên gây ra bệnh viêm amidan. 

Cắt amidan

Cắt amidan là phương pháp điều trị được chỉ định nhằm lọai bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các lọai vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.

Trên thế giới, chỉ định cắt amidan được giới hạn tối đa sau khi các bác sỹ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể. Chỉ khi bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Nên cắt amidan trong các trường hợp:

- Viêm amidan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 - 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi.

- Ápxe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị .

- Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần .

- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.

- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.

Không được cắt amidan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải.

Hoãn cắt amidan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Vì vậy, trước khi cắt bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Triệu chứng viêm amidan

- Sốt cao: thường sốt cao 39 - 40 độ. Cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt.

- Nhức đầu: thường nhức đầu vùng hai bên thái dương.

- Nghẹt mũi: thường xuất hiện chậm hơn so với sốt và nhức đầu.

- Chảy dịch hốc mũi: lúc đầu dịch nhày, trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng.

- Khám họng: hai amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan.

- Xét nghiệm máu: thường bạch cầu tăng cao

Giảm viêm amidan

- Uống thật nhiều nước: Với bệnh viêm họng hay viêm amidan thì việc cung cấp nước từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày là cực kì quan trọng. Giúp cơ thể hoạt động thông suốt, làm dịu cổ họng và tạo màng nhầy bảo vệ cổ họng.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là các loại rau củ, nước ép trái cây có nhiều vitamin A, C,…rất có lợi cho cổ họng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Tránh các loại chất kích thích và thực phẩm cứng, món cay, chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng làm cho họng tổn thương nặng hơn, gây kích ứng cổ họng và tăng đờm.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và giữ ấm cơ thể.

Theo Suckhoedoisong.vn 



  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Hàng nghìn người hiến máu tình nguyện trong ngày "Chủ Nhật đỏ"

Ngày 3/01, hàng ngàn sinh viên, người dân đã tham dự chương trình hiến máu tình nguyện "Chủ ​Nhật đỏ" tại nhiều địa điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí...

Chi tiết

Dịch sốt xuất huyết bùng phát cả nước

Dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở hầu hết tỉnh thành với 25.000 ca, 16 người tử vong, tăng tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Hà Nội…

Chi tiết

Lễ phát động: Tháng hành động hưởng ứng Ngày viêm gan thế giới

Ngày 28/7, tại Hà Nội, Hội truyền nhiễm Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tổ chức Lễ phát động tháng hành động hưởng ứng Ngày viêm...

Chi tiết

Ai dễ mắc ung thư máu?

Bệnh “máu trắng” hay bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu, có nguồn gốc từ tế bào bạch cầu trong máu.Ung thư máu bao gồm rất nhiều khái niệm và phân...

Chi tiết

Vui đón "Xuân yêu thương" cùng bệnh nhân ung thư nghèo

Sáng 20/1, trong tiết trời ấm áp của thủ đô Hà Nội, gần 1.000 người đã cùng tham dự ngày hội “Xuân yêu thương” dành cho các bệnh nhân ung thư nghèo do...

Chi tiết

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết