Hiện, không có cơ sở khoa học nào cho thấy người bị ung thư đi đám tang sẽ khiến tái phát bệnh. Ở những người phát hiện bệnh muộn, đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại với số lượng ít trong cơ thể. Khi bệnh tái phát, mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư... được khuyên không nên đi đám tang để tránh nhiễm hơi lạnh, không tốt cho sức khỏe.
Một số quan niệm khác như ăn đường làm ung thư phát triển hơn cũng không có bằng chứng khoa học. Trên thực tế, chế độ ăn nhiều đồ ngọt có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường. Những người này sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư. Có người không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến người bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh nên ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua. Tránh thực phẩm quá giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị.
Nhiều người cho rằng ung thư không được đụng "dao kéo". Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp cơ bản nhất trong điều trị ung thư. Thậm chí, với một số ung thư, đây được xem là phương pháp điều trị khỏi "duy nhất". Tuy nhiên, bác sĩ phải đảm bảo nguyên tắc mổ, đó là lấy rộng tổn thương kèm theo nạo vét hạch, và phải đúng chỉ định, đúng giai đoạn. Nếu mổ khi khối u đã lan tràn thì sẽ gieo rắc tế bào ung thư đi khắp nơi.
Ngoài ra, phẫu thuật ung thư có hai loại là triệt căn và triệu chứng. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm. Phẫu thuật triệu chứng khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn, mục đích chính là giảm chèn ép, tránh tắc ruột, chảy máu, nhiễm trùng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên nghe lời truyền miệng, tự ý điều trị bằng lá cây hay thuốc gia truyền khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, có thể gây vỡ u, chảy máu, tắc ruột... phải tới viện cấp cứu.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên định kỳ sàng lọc phát hiện sớm bất thường cơ thể, tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại gánh nặng lớn về kinh tế.
Nguồn: Vnexpress
Chương trình khám sàng lọc bệnh hô hấp và ung thư phổi miễn phí thuộc dự án "Thương Phổi – Love Your Lungs" đã thu hút gần 400 cư dân Ecopark tham gia...
Chi tiếtNgày 14/12/2024, tại Khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) sẽ diễn ra chương trình khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí cho n...
Chi tiếtNgày 1/12/2024, chương trình nghệ thuật “Hành trình gieo nắng” đã diễn ra tại Hà Nội, mang theo thông điệp yêu thương và hy vọng dành cho các bệnh nhâ...
Chi tiếtVào ngày 01 tháng 12 năm 2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày Mai Tươi Sáng sẽ tổ chức chương trình g...
Chi tiếtQuỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...
Chi tiết