Tin tức

  • 24/03/2022

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ VỚI COVID 19

COVID-19 hay Coronavirus là gì?

Coronavirus là một họ virus lớn, phổ biến ở người và nhiều loài động vật khác nhau. SARS- CoV-2 là một chủng virus mới và là nguyên nhân gây nên đại dịch bệnh đường hô hấp với tên gọi là COVID-19.

Loại virus chiếm ưu thế nhất hiện nay tại Mỹ là chủng Delta. Chủng này cũng có mặt tại Việt Nam. Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm hơn gấp đôi so với các chủng trước đó. Nhiều nhà khoa học vẫn đang nỗ lực xác định, liệu rằng biến thể này có gây ra bệnh nặng hơn các chủng khác hay không.

Bệnh nhân đã hoặc đang bị ung thư có nguy cơ cao mắc COVID-19 không?

Bệnh nhân ung thư được xếp đối tượng nguy cơ cao của COVID-19. Ngoài ra còn các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng nặng nhiễm hoặc nặng của COVID-19 như hệ miễn dịch yếu, tuổi cao, và có bệnh nền kèm theo.

Nhóm bệnh nhân ung thư máu có thể có nguy cơ nhiễm trùng kéo dài và tử vong do COVID-19 cao hơn các khối u đặc. Vì bệnh nhân ung thư máu thường có sự suy giảm hay bất thường của các tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus.

Tiền sử đã mắc ung thư trước đó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng nặng của COVID-19. Những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư trong quá khứ cần trao đổi với các bác sỹ về những yếu tố nguy cơ này.

Ung thư và vaccine

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo: tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, bao gồm cả người có bệnh nền và ung thư.

Nếu người bệnh đang điều trị ung thư bằng các phương pháp có tác dụng ức chế miễn dịch như hóa trị, tế bào gốc, ghép tủy hoặc liệu pháp tế bào thì bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn tiêm và đợi cho đến khi hệ thống miễn dịch được phục hồi lại; hoặc có thể đợi một vài tuần sau khi tiêm vaccine để điều trị ức chế miễn dịch.

Để bảo vệ bệnh nhân ung thư không mắc COVID-19, điều quan trọng không kém là gia đình của họ hay người chăm sóc cũng nên tiêm vaccine. Vaccine COVID-19 có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng và tử vong, bao gồm cả biến thể Delta. Ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, việc đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người cũng là cách để ngăn ngừa mắc bệnh.

Bệnh nhân ung thư vú với vaccine COVID-19

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra vaccine COVID-19 có thể gây nổi hạch nách tạm thời. Tác dụng phụ này có thể gây nhầm lẫn với triệu chứng của ung thư vú. Vì vậy, một số hiệp hội khuyến cáo người bệnh nên đợi sau tiêm vaccine 4 – 6 tuần rồi sau đó chụp Xquang vú.

Có nên tiêm 3 mũi vaccine COVID-19?

Người bệnh ung thư hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch có thể hiệu lực kém với vaccine hơn so với những người có hệ miễn dịch bình thường.

CDC khuyến cáo những người có tổn thương hệ miễn dịch từ mức độ trung bình đến nặng và đã tiêm 2 mũi vaccine COVID -19 (Prizer – BioNTech hoặc Moderna) có thể tiêm thêm mũi thứ 3 cùng loại. Theo CDC, nhóm người có thể cân nhắc tiêm bao gồm:

Người bệnh đang điều trị ung thư máu (bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc đa u tủy)

Đã điều trị tế bào gốc trong 2 năm trước đó

Đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Những cách khác để tự bảo vệ bản thân

Ngoài vaccine, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 là tránh tiếp xúc trực tiếp với virus. Những người thuộc nhóm bệnh nền có yếu tố nguy cơ cao có thể hạn chế tiếp xúc nơi đông người đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc để tránh lây nhiễm.

Một vài hoạt động ngăn chặn sự lây lan virus:

Tiêm phòng vaccine COVID-19

Đeo khẩu trang đúng cách, che đủ mũi miệng

Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc với người đối diện

Tránh tụ tập nơi đông người và không gian hẹp

Rửa sạch tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng, nước

Che miệng khi ho và hắt hơi

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào hàng ngày

Chú ý với các triệu chứng của COVID-19

Phải làm gì khi bị nhiễm COVID-19

Nếu bạn có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm, bạn nên gọi đến trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ và nên làm xét nghiệm sàng lọc.

 

Theo: yhoccongdong.com

  • Chia sẻ:

Tin khác

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...

Chi tiết

Quỹ Ngày mai tươi sáng và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam ký thỏa thuận h...

Ngày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...

Chi tiết