Ketogenic (keto) là chế độ ăn kiêng rất ít carbs (đường và tinh bột), nhiều chất béo. Lượng carbs sẽ được thay thế bằng chất béo và protein, chất béo trở thành nguồn năng lượng chính của cơ thể. Chế độ ăn keto cung cấp lượng calo gồm 70% dưới dạng chất béo, 20% từ protein và 10% từ carbs.
Nghiên cứu của Bồ Đào Nha và Hàn Quốc chỉ ra, gần như các tế bào ung thư đều có chung một đặc điểm là lấy carbs hoặc đường trong máu để phát triển và nhân lên. Khi theo chế độ ăn keto, một số quá trình trao đổi chất tiêu chuẩn bị thay đổi và lượng đường trong máu giảm xuống. Các nhà nghiên cứu kết luận, chế độ ăn keto có thể giúp giảm sự tiến triển và làm chết tế bào ung thư vì làm giảm lượng đường trong máu. Chế độ ăn này cắt giảm lượng tinh bột nên giảm lượng calo nạp vào, giảm năng lượng có sẵn của các tế bào trong cơ thể. Điều này cũng làm chậm sự phát triển của khối u và sự tiến triển của ung thư.
Chế độ ăn keto có thể giúp hỗ trợ điều trị ung thư thông qua việc giảm mức insulin và tăng ceton. Theo nghiên cứu của Đức, các tế bào, gồm cả tế bào ung thư phát triển khi có mặt của insulin. Khi mức insulin thấp hơn, sự phát triển của khối u sẽ chậm lại. Ceton có thể làm giảm kích thước và sự phát triển của khối u khi tế bào ung thư không thể sử dụng ceton làm nhiên liệu.
Không chỉ hỗ trợ điều trị ung thư, chế độ ăn keto cũng có thể góp phần ngăn ngừa ung thư thông qua việc làm giảm mức IGF-1 (là một loại hormone quan trọng đối với sự phát triển của tế bào, giống isulin). Việc giảm mức IGF-1 sẽ giảm tác động trực tiếp của insulin đối với sự phát triển của tế bào. Điều này ngăn sự phát triển của khối u và nguy cơ ung thư trong thời gian dài. Chế độ ăn keto còn là công cụ giảm cân nên có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư bằng cách chống béo phì.
Một nghiên cứu của Mỹ và Italy đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất của Mỹ nhận thấy tác dụng của chế độ ăn keto với điều trị ung thư não. Cụ thể, một phụ nữ, 65 tuổi, mắc u nguyên bào thần kinh đệm, sau khi phẫu thuật, được chỉ định áp dụng chế độ ăn keto. Trong thời gian này, khối u tiến triển chậm lại. Tuy nhiên, 10 tuần sau khi trở lại chế độ ăn uống bình thường, khối u phát triển tăng lên đáng kể.
Ở một nghiên cứu khác của Mỹ, 3 trong 5 người bị u thần kinh đệm đã thuyên giảm sau khi áp dụng chế độ ăn keto kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị. Hai người còn lại, ung thư tiến triển khi ngừng chế độ ăn keto. Điều này cũng cho thấy, chế độ ăn keto có thể tăng cường tác dụng của các phương pháp điều trị ung thư truyền thống.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, thực hiện chế độ ăn keto trong 12 tuần làm tăng đáng kể chức năng thể chất ở phụ nữ ung thư buồng trứng, ung thư nội mặc tử cung. Chế độ ăn này cũng giúp giảm khối lượng chất béo, hỗ trợ duy trì khối lượng cơ xương ở người bị ung thư trực tràng, ung thư vú.
Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người và có thể không tốt với một số người. Nếu muốn áp dụng chế độ ăn keto, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để xem có phù hợp và hiệu quả hay không.
Nguồn: Vnexpress
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...
Chi tiếtHướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...
Chi tiếtHướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...
Chi tiếtHướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc hiểu rõ hơn về ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và...
Chi tiếtNgày 02 tháng 8 năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với các ho...
Chi tiết