Tin tức

  • 09/11/2021

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư vú

  1. Giới thiệu

Chăm sóc giảm nhẹ là một chuyên khoa y tế liên ngành tập trung vào việc ngăn ngừa và giảm bớt đau khổ và hỗ trợ chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho những bệnh nhân đang phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng và / hoặc đe dọa tính mạng, cũng như gia đình của họ.

Chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích giảm bớt đau khổ trong tất cả các giai đoạn bệnh và không bị giới hạn trong chăm sóc cuối đời. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp cùng với các liệu pháp chữa bệnh hoặc kéo dài tuổi thọ.

Ngoài điều trị triệu chứng, các mục tiêu khác của hỗ trợ giảm nhẹ toàn diện còn bao gồm nhiều khía cạnh khác của đời sống bệnh nhân.

Nguồn Internet
  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đau

 Lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp với mức độ đau, tần suất, căn nguyên, mục tiêu cụ thể của từng bệnh nhân. Các thuốc giảm đau bao gồm NSAIDs, acetaminophen, nhóm opioid và các thuốc giảm đau bổ trợ (pregabalin, corticosteroids, thuốc chống trầm cảm,…). Cần chú ý tác dụng phụ của opioids khi sử dụng (táo bón, ức chế hô hấp, buồn nôn, giảm nhận thức,…)

Đối với các trường hợp đau nguy cấp do ung thư như nguy cơ gãy xương, tổn thương thần kinh trung ương, nhiễm trùng, vỡ u thì phẫu thuật, steroids, xạ trị, kháng sinh có thể cần.

Các liệu pháp can thiệp có thể được sử dụng với các cơn đau có thể giảm khi chặn thần kinh hoặc khi không đạt được giảm đau bằng thuốc hoặc khi tác dụng phụ của thuốc quá lớn, hoặc bệnh nhân muốn tránh hoặc hạn chế thuốc opiod. Bao gồm: gây tê ngoài màng cứng, bơm xi măng đốt sống, chặn dây thần kinh tại chỗ, cắt bỏ xương, xạ giảm đau…

Đau do di căn xương đa ổ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc đồng vị phóng xạ.

2.2. Nôn, buồn nôn

Là triệu chứng phổ biến và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

Nôn, buồn nôn do hóa chất thì có thể dùng thuốc chống nôn nhóm 5-HT3, NK1R và dexamethasone.

Nếu do tăng áp lực nội sọ do u thì có thể điều trị bằng corticoid, xạ trị, phẫu thuật.

Ngoài ra, nôn, buồn nôn có thể do hẹp môn vị, tắc ruột, tắc ống mật, tụy, suy gan, thận, viêm loét dạ dày, tá tràng, tác dụng phụ của thuốc,… thì cần điều trị theo nguyên nhân.

2.3. Mất ngủ

Nguồn Internet

Mất ngủ là tình trạng giấc ngủ bị suy giảm, khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ, và / hoặc trải qua giấc ngủ như không phục hồi và không sảng khoái, mặc dù có cơ hội thích hợp để giấc ngủ diễn ra. Mất ngủ có liên quan đến nhiều hậu quả có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, hoạt động và tâm thần

Mất ngủ có thể do nhiều tố như đau, trầm cảm, lo âu, ho, khó thở, rối loạn đại tiểu tiện… Bất cứ khi nào có thể, bác sĩ lâm sàng nên cố gắng điều trị những nguyên nhân có khả năng gây mất ngủ có thể đảo ngược (ví dụ, kiểm soát cơn đau, ức chế ho, điều trị trầm cảm, điều chỉnh các rối loạn về hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…). Ngoài ra, những bệnh nhân gặp phải các triệu chứng ngoài chứng mất ngủ có thể được quản lý tốt nhất bằng cách sử dụng các thuốc coi buồn ngủ là một tác dụng phụ (ví dụ: mirtazapine để điều trị trầm cảm, buồn nôn hoặc kích thích sự thèm ăn). Tuy nhiên, đồng thời, các tác nhân được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ phải có ít nguy cơ gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng khác. Các thuốc có thể dùng là thuốc an thần (Doxepin, Trazodone, Mirtazapine), nhóm Nonbenzodiazepine, nhóm Benzodiazepines.

Các biện pháp không dùng thuốc khác như:

- Cải thiện môi trường: Giữ phòng bệnh mát mẻ, thông gió tốt và có ánh sáng yếu vào ban đêm, sử dụng máy tiếng ồn trắng, hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và iPad vào ban đêm và các tác nhân kích thích khác (ví dụ: tivi, âm nhạc lớn)

- Lồng ghép các phương thức làm an dịu: âm nhạc, thôi miên, thiền.

- Phối hợp với các phương pháp làm dịu bằng Y học cổ truyền (ngâm chân bằng thuốc nam), Vật lý trị liệu (massage)

- Thay đổi lối sống: gồm giảm hoặc tránh: Ngủ vào ban ngày, bữa ăn lớn hoặc quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ, chất kích thích (ví dụ: caffein).

- Tập thể dục, Yoga…

- Thúc đẩy sự thoải mái về thể chất - Bệnh nhân cần được cung cấp một môi trường chăm sóc giảm nhẹ thoải mái.

- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ

- Giảm thiểu sự gián đoạn giấc ngủ

2.4. Các triệu chứng tâm lý, tâm thần và nhận thức

Cần đánh giá trầm cảm, lo âu, mê sảng, khó khăn khi đấu tranh với bệnh tật. Bác sĩ lâm sàng nên sàng lọc các yếu tố làm tăng tần suất và / hoặc mức độ nghiêm trọng của đau khổ tâm lý (bệnh tiến triển nhanh, các loại thuốc như interferon hoặc glucocorticoid, bất thường về chuyển hóa, đau không kiểm soát, suy giảm nhận thức, suy kiệt tài chính) và giải quyết chúng, nếu có thể. Đau khổ tâm lý thường giảm bớt khi cơn đau thực thể được kiểm soát. Các nhiệm vụ đánh giá, chữa trị có thể được tối ưu hóa với việc sử dụng các thang điểm do bệnh nhân hoàn thành và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý.

2.5. Hiểu biết của bệnh nhân

Bệnh nhân nếu có khả năng thì nên được giải thích rõ tình hình của họ và tham gia trong quyết định điều trị. Quan điểm, mục tiêu, tự tiên lượng và mức độ hiểu sự nghiêm trọng về bệnh của bệnh nhân nên được xem xét cân đối, có hệ thống

2.6. Tài chính và xã hội của gia đình và bệnh nhân

Nhiều gia đình và bệnh nhân mất tất cả tiền, thời gian của họ để điều trị bệnh. Bệnh nhân không thể đi làm được, nếu bệnh nhân không tự chăm sóc được thì cần người nhà chăm sóc. Gia đình và người bệnh nên được hiểu rõ về tiên lượng của bệnh và đề ra mục tiêu cụ thể cũng như cái giá để đạt được mục tiêu đó.

 2.7. Các vấn đề về tôn giáo, tâm linh và siêu linh

Bệnh nhân nhiều khi không muốn trao đổi bác sĩ về vấn đề này. Nhưng niềm tin của bệnh nhân có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, thậm chí là điều trị. Bệnh nhân hay tự hỏi như “Tôi làm gì mà bị như thế này?”, “Nếu mổ kiếp sau tôi có được đầu thai nguyên vẹn không?”,…. Bệnh nhân nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ và gia đình và có thể cần tới sự giúp đỡ của người có địa vị cao trong tôn giáo.

  1. Kết luận

Ngoài điều trị triệu chứng, chúng ta còn phải thiết lập các mục tiêu chăm sóc phù hợp với các quan điểm và sở thích của bệnh nhân; thông tin liên lạc nhất quán và bền vững giữa bệnh nhân và tất cả những người liên quan đến việc chăm sóc; hỗ trợ tâm lý xã hội, tinh thần và thiết thực cho cả bệnh nhân và người chăm sóc gia đình của họ.

Ths. BS Trần Đức Sơn, Khoa Xạ 2 – Bệnh viện K

BS Trần Khoa, Phó TK Chăm sóc giảm nhẹ, TTUB - BVTW Huế

  • Chia sẻ:

Tin khác

Gần 400 cư dân Ecopark được khám sàng lọc ung thư phổi miễn phí

Chương trình khám sàng lọc bệnh hô hấp và ung thư phổi miễn phí thuộc dự án "Thương Phổi – Love Your Lungs" đã thu hút gần 400 cư dân Ecopark tham gia...

Chi tiết

Chương trình khám sàng lọc bệnh hô hấp và ung thư phổi miễn phí tại khu đô...

Ngày 14/12/2024, tại Khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) sẽ diễn ra chương trình khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí cho n...

Chi tiết

Thành công rực rỡ của chương trình giao lưu nghệ thuật "Hành trình gieo nắn...

Ngày 1/12/2024, chương trình nghệ thuật “Hành trình gieo nắng” đã diễn ra tại Hà Nội, mang theo thông điệp yêu thương và hy vọng dành cho các bệnh nhâ...

Chi tiết

Chương trình "Ngày Mai Tươi Sáng" - Lan Tỏa Yêu Thương Đến Bệnh Nhân Ung Th...

Vào ngày 01 tháng 12 năm 2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày Mai Tươi Sáng sẽ tổ chức chương trình g...

Chi tiết

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết