Tin tức

  • 09/05/2023

Cảnh báo: 12 dấu hiệu ung thư phổi

1. Ho kéo dài dai dẳng

Ho có thể là do bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, thường hết sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên nếu ho kéo dài lâu ngày không khỏi thì không loại trừ khả năng người đó mắc ung thư phổi. Cần đi kiểm tra phổi càng sớm càng tốt bằng cách chụp X-quang kết hợp với những xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ho.

2. Đau tức ngực

Ngoài triệu chứng đau ở vùng ngực, ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị đau ở lưng hoặc vai, đau liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới đau. diễn ra trong một vùng nào đó hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực. Đau ngực trong ung thư phổi có thê là do khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các cơ quan trong khoang ngực.

3. Khàn tiếng không hồi phục

Ung thư phổi có thể làm thay đổi giọng nói của người bệnh, giọng của họ trở nên trầm hoặc khàn hơn so với trước đó.

Đôi khi khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Nếu khàn tiếng trên 2 tuần là dấu hiệu cảnh báo bất thường.

Trong ung thư phổi, nguyên nhân khàn tiếng là do khối u ác tính đã chèn vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược,làm biến đổi giọng của người bệnh.

4. Ho ra máu

Người bị ho mạn tính (nhất là ở người hút thuốc lá) xuất hiện dấu hiệu ho dai dẳng hơn, ho ra nhiều chất nhầy và ho ra máu thì rất có thể đây là một trong số các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

5. Thở khò khè

Phần lớn những trường hợp bị thở khò khè đều là những trường hợp lành tính do viêm hoặc tắc nghẽn đường thở và không khó để điều trị. Nhưng khi có khối u cũng gây phản ứng viêm, tắc từ đó có thể khiến người bệnh thở khò khè.

6. Khó thở

Phổi có khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở. Nếu ta cảm thấy khó thở bất thường, nhất là sau khi leo cầu thang hoặc làm những công việc mà trước đây thực hiện rất dễ dàng thì hãy coi chừng về căn bệnh nguy hiểm này.

7. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nếu cân nặng giảm sút nhiều (4 - 5kg trở lên trong 1-2 tháng) mà không rõ nguyên nhân thì đó chính là lúc ta cần đi khám để loại trừ. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng để phát triển nên chúng đã “mượn” từ chính các nguồn dự trữ trong cơ thể khiến chúng ta bị tụt cân mà không rõ lý do.

8. Đau đầu

Khi khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến máu ứ lại, sức ép sẽ khiến người bệnh đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.

Ngoài ra, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu cảnh báo các tế bào ung thư phổi đã di căn lên não.

9. Đau mỏi cơ

Khối u ở phổi to dần sẽ chiếm chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Ngoài ra, nó chèn cả vào tĩnh mạch.dẫn tới viêm phù, sưng nề.

10. Đau tay, vai và các ngón tay

U đỉnh phổi: sẽ có hiện tượng xâm lấn thành ngực và đám rối thần kinh cánh tay, gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da (hội chứng Pancoast).

Khi ung thư xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

11. Vú to bất thường ở nam giới

Do các tế bào ung thư kích thích tiết nội tiết tố một cách bất thường, khiến ngực của người nam giới phát triển như ở nữ giới.

12. Các triệu chứng khác

Những dấu hiệu tiền ung thư gặp khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi: ví dụ như hiện tượng ngón tay hình dùi trống, rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.

Các dấu hiệu ung thư phổi kể trên thường không đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó không ít người bỏ qua và qua đó bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị triệt căn ung thư phổi. Người bệnh thường đến viện ở giai đoạn nặng, khi khối u ác tính đã lan sang những cơ quan khác thì mới phát hiện ra những bất thường. Khi đó, việc điều trị không đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong, ít nhất 1 - 2 lần/năm để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với những người nguy cơ cao.

Nguồn: Bệnh viện K

  • Chia sẻ:

Tin khác

Thành công rực rỡ của chương trình giao lưu nghệ thuật "Hành trình gieo nắn...

Ngày 1/12/2024, chương trình nghệ thuật “Hành trình gieo nắng” đã diễn ra tại Hà Nội, mang theo thông điệp yêu thương và hy vọng dành cho các bệnh nhâ...

Chi tiết

Chương trình "Ngày Mai Tươi Sáng" - Lan Tỏa Yêu Thương Đến Bệnh Nhân Ung Th...

Vào ngày 01 tháng 12 năm 2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày Mai Tươi Sáng sẽ tổ chức chương trình g...

Chi tiết

Lễ phát động Chiến dịch “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024 cho phụ...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư dạ dày của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn để giúp người bệnh cũng như bạn bè, gia đình và người chăm sóc người bệnh hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và cách điều trị...

Chi tiết

Hướng dẫn người bệnh ung thư đại trực tràng của ESMO

Hướng dẫn này được biên soạn nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư đại trực tràng và đánh giá đúng về các lựa chọn...

Chi tiết