Tin tức

  • 15/10/2021

Các phương pháp điều trị mới : Điều trị đích, miễn dịch cho bệnh nhân ung thư vú

Thời gian gần đây với sự ra đời các hoạt chất mới, nhiều nghiên cứu về điều trị đích và miễn dịch đã được tiến hành và mang lại kết quả khả quan, cung cấp thêm cho người bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nhiều cơ hội trong điều trị. Tuy nhiên, chi phí của các thuốc này hiện nay còn khá cao, một số thuốc chưa được bảo hiểm chi trả hoặc chỉ được chi trả một phần.

  1. Điều trị đích:
  • Điều trị đích hay liệu pháp nhắm trúng đích là một trong những phương pháp điều trị ung thư, sử dụng thuốc tác động vào gen hay protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư liên quan đến sự phát triển khối u.
  • Vì tấn công vào các tế bào đặc hiệu nên các thuốc điều trị đích thường ít gây tổn thương trên tế bào bình thường hơn so với điều trị hoá chất và xạ trị.
  • Người bệnh cần được xác định tình trạng đột biến gen, sự có mặt hoặc bộc lộ quá mức các protein đích dựa trên các phương pháp sinh học phân tử và hoặc hoá mô miễn dịch trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này.
  • Bao gồm các nhóm thuốc sau:
    • Kháng thể đơn dòng:
  • Kháng thể đơn dòng là các protein của hệ thống miễn dịchđược tạo ra trong phòng thí nghiệm để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Các kháng thể này có thể gắn vào một mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư hoặc các tế bào có thể giúp tế bào ung thư phát triển. Từ đó, các kháng thể có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển cũng như lan rộng của chúng.
  • Hiện nay, trong điều trị ung thư vú, kháng thế đơn dòng gồm có:
    • Kháng thể kháng Her-2: được chỉ định cho những bệnh nhân có xét nghiệm yếu tố phát triển biểu mô (Her2-neu) dương tính hay còn gọi ung thư vú thể Her2 dương tính, dùng được cho cả giai đoạn sớm và giai đoạn di căn.
    • Kháng thể chống sinh mạch: tác động lên thụ thể VEGF - yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu liên quan đến việc thúc đẩy phát triển khối u và di căn bằng cách kích thích sự sinh sinh mạch khối u. Kháng thể liên kết với VEGF và ngăn ngừa sự kích hoạt và thúc đẩy sinh mạch, được chỉ định cho ung thư vú giai đoạn muộn.
  • Kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng một mình hoặc gắn thuốc, chất độc hoặc chất phóng xạ tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư. 
  • Các thuốc kháng thể đơn dòng trong điều trị ung thư vú hiện nay bao gồm:
    • Kháng thể Her2 gồm có trastuzumab (Herceptin) và pertuzumab (Perjeta).
    • Phức hợp kháng thể-thuốc (liênkết trastuzumab với một loại hóa trị) gồm có trastuzumab deruxtecan (Enhertu), ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla).
    • Kháng thể chống sinh mạch: bevacizumab (Avastin)
    • Thuốc ức chế enzym tyrosin kinase:
  • Các thuốc này tác động dựa trên cơ chế ức chế enzym tyrosin kinase ngăn chặn tín hiệu tăng sinh tế bào của yếu tố Her2 từ bên trong tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự phát triển của khối u trong cơ thể.
  • Được chỉ định cho các bệnh nhân ung thư vú thể Her2 dương tính đã kháng với kháng thể đơn dòng.
  • Các thuốc ức chế enzym tyrosin kinase hiện nay bao gồm: lapatinib, neratinib, tucatinib.
    • Thuốc kháng CDK 4/6:
  • Là các thuốc gắn kết và ức chế protein CDK - loại protein tham gia vào quá trình nhân lên và phát triển của tế bào ung thư.
  • Thuốc kháng CDK4/6 kết hợp với liệu pháp nội tiết được chỉ định cho các bệnh nhân ung thư vú di căn có thụ thể nội tiết dương tính và Her2 âm tính.
  • Các thuốc kháng CDK4/6 hiện nay bao gồm: palbociclib (Ibrance), ribociclib (Kisqali), abemaciclib (Verzenio)
    • Thuốc kháng PIK3CA:
  • Gen PIK3CA là một trong những gen thường gặp đột biến nhất trong ung thư vú. Đột biến gen này có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào ung thư và kháng lại với các điều trị khác.
  • Thuốc kháng PIK3CA được dùng cho các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn có thụ thể nội tiết dương tính và Her2 âm tính đã kháng với các thuốc điều trị nội tiết trước đó.
  • Thuốc kháng PIK3CA hiện nay được chấp thuận là alpelisib (Piqray).
    • Thuốc kháng mTOR:
  • mTOR là một protein trong tế bào, giúp tế bào phát triển và phân chia. Liệu pháp nội tiết có thể kém hiệu quả nếu mTOR trở nên hoạt động quá mức. Thuốc kháng mTOR được sử dụng cùng để liệu pháp nội tiết có thể hoạt động trở lại.
  • Thuốc được chỉ định trên các bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính và Her2 âm tính.
  • Thuốc kháng mTOR hiện nay là everolimus (Afinitor).
    • Thuốc ức chế PARP:
  • Các tế bào ung thư thường bị tổn thương DNA. PARP là một protein sửa chữa DNA tế bào và giúp chúng sống sót. Ức chế PARP có thể khiến tế bào ung thư chết đi.
  • Thuốc được chỉ định trên các bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 và Her2 âm tính.
  • Các thuốc này ức chế PARP hiện nay bao gồm olaparib (Lynparza) và talazoparib (Talzenna).
    • Các thuốc khác đang được nghiên cứu
  1. Điều trị miễn dịch:
  • Liệu pháp miễn dịchlà phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại khối u. Đây là liệu pháp sinh học, giúp khôi phục và tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư của cơ thể.
  • Có nhiều loại liệu pháp miễn dịch khác nhau. Đối với ung thư vú hiện nay, người ta sử dụng phương pháp ức chế PD-1và PD-L1.
    • PD-1 là một protein trên bề mặt tế bào miễn dịch Tgiúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch của cơ thể . 
    • PD-L1 là một loại protein được tìm thấy trên một số loại tế bào ung thư. 
    • Khi PD-1 gắn vào PD-L1, nó sẽ ngăn tế bào T tiêu diệt tế bào ung thư. Các chất ức chế PD-1 và PD-L1 giữ cho các protein PD-1 và PD-L1 không gắn vào nhau. Điều này cho phép các tế bào T tiêu diệt các tế bào ung thư. 
  • Mới đây, thuốc Atezolizumab (Tecentriq) - ức chế thụ thể PD-L1 và thuốc Pembrolizumab (Keytruda) - ức chế thụ thể PD-1 - đã được chấp thuận trong điều trị ung thư vú thể bộ ba âm tính ở các giai đoạn khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. https://www.nccn.org/patientresources/patient-resources/guidelines-for-patients
  2. https://www.cancer.gov/types/breast/patient/breast-treatment-pdq

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Loan – Khoa Nội 5 – Bệnh viện K.

TS.BS Lê Thanh Đức – Phụ trách CS Phan Chu Trinh, Trưởng Khoa Nội 5 – Bệnh viện K

  • Chia sẻ:

Tin khác

Mẹ bị u não, con gái bị ung thư hạch khiến gia đình kiệt quệ

Em Phan Thị Mỹ Uyên, sinh năm 2005 tại Phú Hòa, Tây Sơn, Bình Định bị U Lympho Hodgkin cần sự chung tay của cộng đồng để chi trả tiền viện phí cho bản...

Chi tiết

Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 1

Ngày 29/03/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp với Bệnh viện K với sự đồng hành của công ty TNHH Gen Solution Lab đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệ...

Chi tiết

Dự án phòng chống ung thư vú tại Điện Biên được UICC đánh giá là một trong...

Vào năm 2022, 15 tổ chức đã được nhận tài trợ từ chương trình Ung thư vú của UICC. Đến nay, các dự án này đã kết thúc và đã đạt được những thành kết q...

Chi tiết

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solution Lab

Quỹ Ngày mai tươi sáng ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solutions Lab nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người bệnh và phòng, chống...

Chi tiết

‘Ngày làm đẹp’ của nữ bệnh nhân viện K

Hội thảo ‘Tô hồng đôi má' thiết kế đặc biệt dành riêng cho nữ bệnh nhân ung thư với các hoạt động hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm và chụp ảnh chuyên...

Chi tiết