Tin tức

  • 03/08/2022

03 bệnh lý đường ruột gây K đại trực tràng

Theo Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội, một số bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư đại trực tràng như:

1. Viêm loét đại tràng kéo dài

Viêm loét đại tràng kéo dài hay còn gọi là viêm loét đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài trên 3 tháng và thường xuyên lặp đi lặp lại. Bệnh ở trường hợp nhẹ chỉ ở dạng xung huyết, viêm ít triệu chứng. Bệnh ở mức độ nặng hơn sẽ xuất hiện các cơn đau, chảy máu đường ruột, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các vết loét ngày càng sâu và lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc đại tràng. Từ các vết loét này tế bào ung thư sẽ dần dần phát triển, hình thành nên các khối u trong thành đại tràng. Ngoài ra, viêm loét đại tràng mãn tính không điều trị sớm cũng là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, giãn đại tràng, thủng đại tràng, teo đét niêm mạc...

2. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một khối các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng tạo thành khối u. Hầu hết các polyp đại tràng là khối u lành tính, vô hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư, gây tử vong cho bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.

Theo như nghiên cứu, polyp có kích thước trên 2cm và có tuổi từ 10 - 15 năm có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Số lượng polyp càng nhiều thì khả năng phát triển thành ung thư càng cao.

Bất cứ ai cũng có thể xuất hiện polyp đại tràng. Bệnh thường không có triệu chứng khiến người bệnh không thể phát hiện. Để phát hiện bệnh, người bệnh chỉ có cách tầm soát thường xuyên bằng phương pháp nội soi đại tràng. Nếu được phát hiện sớm, các polyp có thể cắt bỏ an toàn. Đây cũng là một bước quan trọng giúp bạn tầm soát ung thư đại tràng.

3. Bệnh Crohn gây ung thư đại tràng

Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy kéo dài và trầm trọng, mệt mỏi, giảm cân, suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh gây ra sẽ lấn sâu vào các lớp mô ruột dẫn đến cảm giác đau đớn cho người bệnh. Người bệnh phải chịu cơn đau kéo dài kèm theo tình trạng tiêu chảy sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong vì kiệt sức. Bệnh không có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu được điều trị đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc ung thư.

Nguồn: Dân trí

  • Chia sẻ:

Tin khác

Mẹ bị u não, con gái bị ung thư hạch khiến gia đình kiệt quệ

Em Phan Thị Mỹ Uyên, sinh năm 2005 tại Phú Hòa, Tây Sơn, Bình Định bị U Lympho Hodgkin cần sự chung tay của cộng đồng để chi trả tiền viện phí cho bản...

Chi tiết

Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 1

Ngày 29/03/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp với Bệnh viện K với sự đồng hành của công ty TNHH Gen Solution Lab đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệ...

Chi tiết

Dự án phòng chống ung thư vú tại Điện Biên được UICC đánh giá là một trong...

Vào năm 2022, 15 tổ chức đã được nhận tài trợ từ chương trình Ung thư vú của UICC. Đến nay, các dự án này đã kết thúc và đã đạt được những thành kết q...

Chi tiết

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solution Lab

Quỹ Ngày mai tươi sáng ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Gene Solutions Lab nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người bệnh và phòng, chống...

Chi tiết

‘Ngày làm đẹp’ của nữ bệnh nhân viện K

Hội thảo ‘Tô hồng đôi má' thiết kế đặc biệt dành riêng cho nữ bệnh nhân ung thư với các hoạt động hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm và chụp ảnh chuyên...

Chi tiết