"Tôi còn sống được bao lâu nữa?" là câu hỏi khó trả lời nhất cho bác sĩ ung thư, ngay cả với những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Đây cũng là câu hỏi thường gặp, khổ tâm, khao khát nhất của người bệnh ung thư. Câu hỏi này cũng là suy nghĩ rất tự nhiên ở người bị bệnh nan y vì họ cần biết để chuẩn bị cho những điều chờ đợi ở phía trước cũng như chuẩn bị cho những gì sẽ để lại phía sau. 25 năm trong ngành ung thư, cũng như các đồng nghiệp của mình, tôi đã ngồi với vô số bệnh nhân và gia đình để trao đổi, tiên lượng thời gian sống thêm. Với bác sĩ là công việc thường ngày, nhưng với người bệnh và gia đình là sự kiện không thể nào quên trong đời. Việc này sẽ dễ dàng hơn với những bệnh nhân có tiên lượng tốt. Tôi thường nói bệnh ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác như huyết áp, tiểu đường, có thể không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng kiểm soát được, và khi kiểm soát được bệnh, thì cuộc sống, công việc cũng như mọi người bình thường.
Bốn lần đứng trước "cửa tử", nhưng lần nào bác Chiêm cũng đối diện với nó bằng tinh thần thép và niềm tin vững vàng vào y học nước nhà. Chính điều này đã giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh, và tiếp tục "truyền lửa" cho các bệnh nhân ung thư khác chiến đấu với căn bệnh quái ác này.
Trong quá trình điều trị ung thư vú, chị Ngọc bảo chị luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lắng nghe tư vấn của bác sĩ về việc luyện tập thể dục, về chế độ ăn uống phù hợp, nói không với những sản phẩm có khả năng gây tổn hại đến gan, thận, bên cạnh một tinh thần lạc quan nên chất lượng cuộc sống của chị tốt dần lên.
Chị Hà có một gia đình hạnh phúc với hai bé sinh đôi và công việc nghiên cứu trong ngành dệt may. Những tưởng cuộc sống ấy cứ bình dị trôi đi thì một ngày tháng 2/2011, chị bỗng thấy nhói đau ở ngực trái. Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm sinh thiết kim nhỏ, bác sĩ Bệnh viện K đã chẩn đoán chị bị Carcinoma vú và có chỉ định phẫu thuật...
Triệu chứng bệnh không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót, cảnh giác khi rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu...